Phấn đấu tăng diện tích vườn cây ăn trái lên 27.700 ha

Các mô hình liên kết sản xuất trên các loại cây ăn trái được ngành nông nghiệp tỉnh quan tâm phát triển như mô hình liên kết sản xuất chôm chôm với diện tích 300ha ở huyện Chợ Lách;
Mô hình liên kết sản xuất bưởi da xanh diện tích 70ha ở huyện Giồng Trôm, mô hình liên kết sản xuất nhãn ở huyện Bình Đại diện tích 736ha.
Năm 2016, tỉnh Bến Tre phấn đấu tăng diện tích vườn cây ăn trái lên 27.700ha, sản lượng ước đạt 334.700 tấn trái cây các loại.
Diện tích tăng thêm tập trung ở huyện Chợ Lách, Châu Thành, Mỏ Cày Bắc, Giồng Trôm và Bình Đại.
Bên cạnh việc hỗ trợ nhà vườn chăm sóc vườn cây ăn trái, phòng trừ sâu bệnh, dịch hại, ngành nông nghiệp tỉnh cũng tăng cường chỉ đạo nhà vườn sản xuất rải vụ để tiêu thụ thuận lợi, gia tăng thu nhập.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay, các địa phương trong tỉnh đang bước vào chính vụ trồng rừng. So với mọi năm, công tác trồng rừng năm nay được triển khai thuận lợi hơn, do các điều kiện về đất đai, kỹ thuật, cây giống được ngành chức năng, các doanh nghiệp và người dân chuẩn bị khá chu đáo.

Trước các ý kiến của ĐBQH về công tác quản lý sử dụng đất đai tại các nông trường, lâm trường quốc doanh còn nhiều "khoảng tối" trong phiên thảo luận chiều 10.11, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT và Bộ trưởng Bộ TN&MT đã có những chia sẻ thẳng thắn về vấn đề này.

Sau 5 năm thực hiện (2011-2015) xây dựng nông thôn mới (XDNTM), đến nay, xã Hoài Hương (huyện Hoài Nhơn) đã hoàn thành 19/19 tiêu chí, được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn NTM.

Những ngày qua, tôm tít xuất hiện dày trong đầm Ô Loan (huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên), hàng trăm người dân sống ven đầm bơi sõng câu (một loại xuồng nhỏ) đóng chấn, đáy, thả lưới bắt. Có gia đình nhiều người làm nghề thu gần chục triệu đồng từ đánh bắt tôm tít.

Những năm qua, nghề nuôi tôm đã đem lại nguồn thu nhập khá cao cho nhiều người dân trên địa bàn huyện Hải Lăng (Quảng Trị), góp phần cải thiện đời sống người dân, nhất là 2 xã Hải An và Hải Khê.