Phấn Đấu Sản Lượng Thủy Sản Đánh Bắt Đạt 5.800 Tấn Năm 2014

Hiện nay tổng diện tích nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện Hạ Hòa là 1.900 ha, trong đó diện tích chuyên nuôi 1.422 ha. Sản lượng thủy sản đánh bắt khai thác năm 2013 đạt 5.500 tấn. Nhiều nơi có diện tích nuôi thả lớn như Đầm Ao Châu– thị trấn Hạ Hòa; Ngòi Vần - xã Hiền Lương; đầm Chì, đầm Móng Hội xã Lâm Lợi, đầm Chính Công...
Thực hiện chương trình hỗ trợ phát triển thủy sản của tỉnh, năm 2013 đã có 80 hộ dân của 19 xã, thị trấn trên địa bàn huyện tham gia với tổng diện tích gần 500ha, trong đó có hơn 55ha diện tích chuyên nuôi và gần 400 ha diện tích nuôi xen ghép với tổng lượng con giống đã tiếp nhận đưa vào nuôi thả gần 5,5 triệu con.
Chương trình được triển khai đã đưa các giống mới có năng suất, chất lượng cao vào nuôi thả; qua đó giúp người dân tiếp cận các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, góp phần tích cực trong việc chuyển đổi cơ cấu, chủng loại con giống trong chăn nuôi thủy sản, năng suất, sản lượng thủy sản được nâng lên, tạo việc làm cho lao động địa phương, đem lại hiệu quả kinh tế.
Năm 2014, huyện Hạ Hòa tiếp tục đầu tư thâm canh nuôi trồng các loại thủy sản giống mới có năng suất cao, tập trung ở các xã có diện tích mặt nước lớn, nhiều đầm chiêm trũng, chuyển đổi diện tích lúa thường xuyên bị ngập úng sang nuôi thủy sản.
Huyện có cơ chế hỗ trợ giá giống, con giống có năng suất, chất lượng cao để khuyến khích các hộ dân đầu tư nuôi thả. Hạ Hòa phấn đấu năm 2014 sản lượng thủy sản đánh bắt khai thác đạt 5.800 tấn.
Có thể bạn quan tâm

So với cùng kỳ năm trước, giá lươn thu mua tại bồn thời điểm này tuy có thấp hơn chút đỉnh nhưng người nuôi lươn vẫn phấn khởi vì lợi nhuận cao. Mô hình nuôi lươn trong bồn không sử dụng nhiều vốn, không đòi hỏi diện tích lớn, chỉ cần chịu khó chăm sóc là có thể bỏ túi vài chục triệu đồng sau 5 - 7 tháng thả nuôi.

Theo kết quả đánh giá về phát triển kinh tế của UBND huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) về phát triển nông nghiệp đến tháng 7/2012 thì khả quan nhất vẫn là chăn nuôi gia súc gia cầm, đặc biệt là hươu.

Cây mía đã gắn bó với người dân Cà Mau từ rất lâu. Sau khi chuyển dịch cơ cấu kinh tế, Cà Mau vẫn giữ lại một diện tích lớn để quy hoạch vùng trồng mía, chủ yếu ở các huyện: Thới Bình, U Minh và Trần Văn Thời.

Để giảm chi phí thức ăn, vịt thường được chăn nuôi chạy đồng, gắn với vụ gặt hàng năm. Nhiều gia đình nuôi tới hàng ngàn con, đem lại nguồn thu nhập đáng kể. Tuy nhiên, trước nguy cơ dịch cúm gia cầm có thể bùng phát bất cứ lúc nào thì vịt chạy đồng là đối tượng dễ bị dịch cúm tấn công và là nguồn lây lan mầm bệnh. Do đó, đối với vấn đề chăn nuôi an toàn sinh học thì hình thức nuôi vịt chạy đồng không được khuyến khích. Thay vào đó hình thức chăn nuôi có sự quản lý chặt chẽ trên một khu vực nhất định là biện pháp giúp bà con nông dân kiểm soát chặt chẽ sự xâm nhập của mầm bệnh vào đàn vật nuôi, tạo ra sản phẩm thịt sạch cho thị trường.

Đầu năm 2012, đề tài khoa học “Giải pháp phát triển bền vững nghề nuôi tôm bằng chế phẩm sinh học” do Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Phú Yên chủ trì được áp dụng vào thực tế, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho những hộ nuôi tôm.