Phấn Đấu Đạt Sản Lượng 4,4 Triệu Tấn Lúa Ở Kiên Giang

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Kiên Giang, năm 2013, tỉnh phấn đấu đưa tổng diện tích sản xuất vụ lúa mùa, hè thu, đông xuân và thu đông lên hơn 733.850 ha; dự kiến năng suất bình quân 6 tấn/ha và phấn đấu đưa sản lượng lên 4,4 triệu tấn.
Ông Trần Quang Củi, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Kiên Giang, cho biết: Để đạt được kết quả nêu trên, ngành nông nghiệp khuyến khích nông dân thâm canh, tăng vụ theo hướng năng suất, chất lượng và hiệu quả; xây dựng vùng nguyên liệu chuyên canh lúa chất lượng cao 120.000 ha; bổ sung quy hoạch mở rộng diện tích lúa thu đông ở những nơi có điều kiện từ 80.000 – 85.000 ha, đảm bảo sản xuất lúa ăn chắc, hiệu quả và bền vững. Bên cạnh đó, ngành nông nghiệp tỉnh tiếp tục đẩy mạnh công tác khuyến nông, chuyển giao khoa học kỹ thuật, phát triển công tác giống, nhất là địa bàn cơ sở; tập trung phát triển và nhân rộng cánh đồng mẫu lớn sản xuất theo hướng VietGAP.
Năm 2012, sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Kiên Giang phát triển khá toàn diện. Tổng diện tích lúa giao trồng của toàn tỉnh hơn 750.000 ha; năng suất bình quân 5,91 tấn/ha và đạt tổng sản lượng hơn 4,2 triệu tấn, tăng trên 360.000 tấn so với năm 2011.
Có thể bạn quan tâm

Thời gian qua, người dân Đầm Dơi (Cà Mau) khốn đốn mỗi khi tôm nuôi bị dịch bệnh. Nhưng nay họ đã tìm được mô hình nuôi ổn định, mang tính bền vững, đó là mô hình nuôi sò huyết thương phẩm xen canh với cua, tôm. Nhiều hộ nông dân ở xã Quách Phẩm khá lên từ mô hình này.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có Chỉ thị về việc tăng cường quản lý sản xuất, tiêu thụ rau để đảm bảo an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, vấn đề sản xuất rau theo hướng an toàn trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa vẫn gặp một số khó khăn.

Những tháng đầu năm 2013, các đối tượng nhuyễn thể hai mảnh vỏ (gồm Nghêu/ngao, Tu hài) nuôi tại Việt Nam đã bị nhiễm bệnh, lây lan và phát triển thành dịch tại nhiều địa phương như Hải Phòng, Quảng Ninh, Nam Định, Thái Bình, Thanh Hoá, Khánh Hoà và một số tỉnh nuôi trồng thuỷ sản trọng điểm tại ĐBSCL (Tiền Giang, Bến Tre, Bạc Liêu). Dịch bệnh đã tiếp tục kéo dài đến khoảng giữa năm 2013.

Xuất khẩu cá cảnh đang mang lại lợi nhuận khá cao cho nhiều hộ nông dân tại TP.HCM và một số tỉnh ĐBSCL như Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp... khi giá cá ổn định, liên tục có nhiều đơn hàng mới. Xuất khẩu tăng

Đại diện cơ quan quản lý và một số doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu tôm trong nước cho rằng thương nhân Trung Quốc mua nguyên liệu tôm (tôm tươi chưa qua chế biến) tại nhiều địa phương trong cả nước nhằm mục đích phá hoại ngành tôm nội địa nhưng đại diện người nuôi tôm thì lại không cho là như vậy.