Phấn Đấu Đạt Sản Lượng 4,4 Triệu Tấn Lúa Ở Kiên Giang

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Kiên Giang, năm 2013, tỉnh phấn đấu đưa tổng diện tích sản xuất vụ lúa mùa, hè thu, đông xuân và thu đông lên hơn 733.850 ha; dự kiến năng suất bình quân 6 tấn/ha và phấn đấu đưa sản lượng lên 4,4 triệu tấn.
Ông Trần Quang Củi, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Kiên Giang, cho biết: Để đạt được kết quả nêu trên, ngành nông nghiệp khuyến khích nông dân thâm canh, tăng vụ theo hướng năng suất, chất lượng và hiệu quả; xây dựng vùng nguyên liệu chuyên canh lúa chất lượng cao 120.000 ha; bổ sung quy hoạch mở rộng diện tích lúa thu đông ở những nơi có điều kiện từ 80.000 – 85.000 ha, đảm bảo sản xuất lúa ăn chắc, hiệu quả và bền vững. Bên cạnh đó, ngành nông nghiệp tỉnh tiếp tục đẩy mạnh công tác khuyến nông, chuyển giao khoa học kỹ thuật, phát triển công tác giống, nhất là địa bàn cơ sở; tập trung phát triển và nhân rộng cánh đồng mẫu lớn sản xuất theo hướng VietGAP.
Năm 2012, sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Kiên Giang phát triển khá toàn diện. Tổng diện tích lúa giao trồng của toàn tỉnh hơn 750.000 ha; năng suất bình quân 5,91 tấn/ha và đạt tổng sản lượng hơn 4,2 triệu tấn, tăng trên 360.000 tấn so với năm 2011.
Có thể bạn quan tâm

Thời điểm này, người nuôi gia cầm đang trong cảnh “một cổ ba tròng”, những cái tròng thít lỏng hay chặt phụ thuộc vào đối tượng vật nuôi.

Sức tiêu thụ hiện tại trên hệ thống bán lẻ của Saigon Co.op đối với trái vải đang ở mức từ 10 - 15 tấn/ngày và dự đoán khi chính vụ sức tiêu thụ sẽ có khả năng tăng gấp đôi.

Thời kỳ đầu phát triển mắc ca, nông dân Trung Quốc cũng bị lúng túng trong lựa chọn giống, do thiếu hiểu biết nên rất nhiều diện tích trồng bằng giống thực sinh... Tôi chợt nghĩ bên đất nước mình, mắc ca trồng bằng cây thực sinh vẫn phổ biến, rồi đây những người nông dân đó sẽ phải trả giá đắt vì thiếu hiểu biết.

Do sản lượng gạo xuất khẩu trong 5 tháng đầu năm 2015 sụt giảm, Việt Nam lại phải cạnh tranh gay gắt với các nước xuất khẩu khác nên từ nay đến cuối năm áp lực đè nặng lên vai các doanh nghiệp xuất khẩu gạo là rất lớn.

Tính từ đầu năm đến hết tháng 5, tổng giá trị kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu qua địa bàn do Cục Hải quan Cao Bằng quản lý (Cao Bằng và Bắc Kạn) là gần 76 triệu USD, giảm 22,73% so với cùng kỳ.