Phấn đấu 80% phụ nữ Thanh Hóa có việc làm sau khi học nghề

Theo đó, đề án phấn đấu mỗi năm tư vấn dạy nghề, giới thiệu việc làm và tạo việc làm cho khoảng 10 nghìn phụ nữ; trong đó, khoảng 5 nghìn lao động nữ được được đào tạo nghề; tỷ lệ lao động nữ có việc làm sau khi học nghề tối thiểu đạt 80%.
Đối tượng được học nghề là lao động nữ nông thôn và thành thị trong độ tuổi lao động, có trình độ học vấn và sức khỏe phù hợp với nghề cần học.
Trong đó, ưu tiên cho cho các đối tượng phụ nữ thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng; hộ nghèo, cận nghèo; người dân tộc thiểu số; người tàn tật; người bị thu hồi đất canh tác; phụ nữ mất việc làm trong các DN.
Các ngành nghề đào tạo gồm: Dạy nghề nông nghiệp (kỹ thuật trồng nấm; trồng cây lương thực; chăn nuôi gia súc, gia cầm) và phi nông nghiệp (thủ công mỹ nghệ; dịch vụ chăm sóc gia đình; nghề tranh đá quý).
Có thể bạn quan tâm

Là huyện có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho cây chè sinh trưởng và phát triển, đặc biệt là giống chè Shan tuyết; những năm qua, cây chè được huyện Quang Bình (Hà Giang) xác định là cây kinh tế mũi nhọn, không chỉ xóa đói giảm nghèo, mà còn góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng tích cực.

Theo một thống kê của JICA, có tới 90% nông dân Việt Nam đang sản xuất nhỏ lẻ, manh mún và có thu nhập thấp. Hầu hết những sản phẩm nông sản của họ được tiêu thụ bởi thị trường nội địa. Và trên thực tế, những nông dân này rất khó có thể áp dụng VietGAP hoặc những tiêu chuẩn GAP khác có yêu cầu cao hơn.

Trong thời gian qua, Quảng Ninh đã rất nỗ lực trong việc trồng mới và hồi sinh những cánh rừng ngập mặn (RNM). Tuy nhiên, trước những biến đổi của khí hậu ngày càng trở nên phức tạp, ô nhiễm môi trường... thì việc khôi phục và trồng lại RNM là vô cùng khó khăn, tốn kém.

Chị B.T (ngụ ở Q.7, TP.HCM) than phiền, gần đây các siêu thị gần nhà hầu như không bán thịt bò truyền thống nữa mà chỉ có thịt bò Úc. “Thịt bò Úc nhìn đẹp, ngọt và mềm, tuy nhiên giá hơi cao, chỉ thích hợp cho người có thu nhập khá. Người thu nhập thấp như tôi ít có khả năng mua.

Mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ đất trồng lúa sang chuyên canh sầu riêng, áp dụng kỹ thuật vào sản xuất, xử lý sầu riêng ra hoa trái vụ đem lại hiệu quả kinh tế cao, đó là tinh thần dám nghĩ, dám làm của nông dân Hàng Văn Phúc (sinh năm 1955), ở ấp 1, xã Cẩm Sơn, huyện Cai Lậy (Tiền Giang).