Phấn đấu 80% phụ nữ Thanh Hóa có việc làm sau khi học nghề

Theo đó, đề án phấn đấu mỗi năm tư vấn dạy nghề, giới thiệu việc làm và tạo việc làm cho khoảng 10 nghìn phụ nữ; trong đó, khoảng 5 nghìn lao động nữ được được đào tạo nghề; tỷ lệ lao động nữ có việc làm sau khi học nghề tối thiểu đạt 80%.
Đối tượng được học nghề là lao động nữ nông thôn và thành thị trong độ tuổi lao động, có trình độ học vấn và sức khỏe phù hợp với nghề cần học.
Trong đó, ưu tiên cho cho các đối tượng phụ nữ thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng; hộ nghèo, cận nghèo; người dân tộc thiểu số; người tàn tật; người bị thu hồi đất canh tác; phụ nữ mất việc làm trong các DN.
Các ngành nghề đào tạo gồm: Dạy nghề nông nghiệp (kỹ thuật trồng nấm; trồng cây lương thực; chăn nuôi gia súc, gia cầm) và phi nông nghiệp (thủ công mỹ nghệ; dịch vụ chăm sóc gia đình; nghề tranh đá quý).
Có thể bạn quan tâm

Xuất khẩu thủy sản cả năm được dự báo sẽ cán đích trên 6,5 tỷ USD, tăng 5% so với năm 2012, chủ yếu nhờ sự tăng trưởng của xuất khẩu tôm thẻ ở hầu hết các thị trường. Tuy nhiên, thành quả này có thể bị ảnh hưởng bởi thiếu nguyên liệu đầu vào cho chế biến tôm xuất khẩu đang thiếu trầm trọng.

Những ngày này, nông dân tại các xã của huyện Krông Pa (Gia Lai) đang tập trung thuê lao động cho vụ thu hoạch mì, vui hơn khi mùa vụ năm nay năng suất cây mì cho sản lượng cao hơn, mỗi ha mì cho thu hoạch 22 tấn, cao hơn vụ trước 2 tấn/ha. Với diện tích gần 9.500 ha mì gieo trồng trong vụ Đông Xuân, Krông Pa là địa phương có diện tích và sản lượng mì lớn nhất tỉnh.

Theo tin từ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mường Khương (Lào Cai), hiện toàn huyện có gần 75 ha mía “xương gà” trồng tập trung ở xã Thanh Bình, trung bình mỗi ha mía “xương gà” thu gần 190 triệu đồng/ha.

Nhiều hộ nông dân ở ấp 3, xã Tân Thành (Bù Đốp - Bình Phước) đang phất lên nhờ kết hợp trồng tiêu và nuôi dê. Với lợi thế vốn đầu tư ít, dê thương phẩm có thị trường tiêu thụ lớn nên mô hình này đang được nhân rộng.

Mít Long Khánh (Đồng Nai) từ lâu không còn xa lạ với giới “sành cây trái” nữa. Từ Long Khánh, những trái mít ngọt thơm đã đi khắp các tỉnh, thành. Những lúc vào mùa thu hoạch mít rộ nên con đường chính từ xã Bình Lộc, Bảo Quang ra thị xã tấp nập xe ra vào chở mít.