Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phân Bón - Thừa Nguồn Cung, Khó Lựa Chọn

Phân Bón - Thừa Nguồn Cung, Khó Lựa Chọn
Ngày đăng: 10/03/2012

Trong khi đó, tưởng chừng các nhà máy sản xuất(NMSX) phân NPK sẽ thuận lợi, nhưng hoàn toàn bất ngờ khi ở ĐBSCL, đầu ra sản phẩm của loại phân này đang trong tình trạng vàng thau lẫn lộn.

 
Cá bé bao vây cá lớn 
Điều dễ nhận ra sự hấp dẫn ở vùng SX lúa lớn nhất nước là có diện tích có thể thâm canh 3 vụ, có vườn cây ăn trái, vùng trồng rau màu, cây công nghiệp…nên thu hút mạnh mẽ các nhà SX-KD phân bón. Mỗi năm, khởi đầu từ vụ lúa ĐX trong vùng thu hoạch, các DN rải nhân viên kinh doanh rà khắp các đại lý chuẩn bị đưa hàng về. 
Tuy nhiên năm nay điều khác thường xảy ra với mặt hàng NPK. Một lãnh đạo kinh doanh phân bón ở ĐBSCL đã trực tiếp xuống các đại lý xem tình hình mua bán. Sau khi đi một vòng từ Đồng Tháp qua An Giang, Kiên Giang về Bạc Liêu, Cần Thơ ông thở dài: Phân bón các DN thuộc hàng thương hiệu tiếng tăm được nông dân tin dùng nhiều năm qua đang bị các DN nhỏ như tép con xé nát thị phần. Đầu năm đến nay chúng tôi bán ra chỉ hơn 1.000 tấn phân NPK, giảm 2/3 sản lượng so cùng kỳ năm ngoái. 
Trong khi đón đầu vụ lúa HT, hàng NPK của các DNSX, chủ yếu là phân trộn, rất cơ động, linh hoạt, sẵn sàng cho tàu, xe đưa hàng xuống tới giao đại lý cấp 2, cửa hàng bán lẻ. Lẽ dĩ nhiên giá bán rẻ hơn 2.000 đ/kg so với các DN lớn có thương hiệu. Đơn cử như loại phân thông dụng NPK 20-20-15 giá 14.000 đ/kg, các DN nhỏ SX ra với đủ loại nhãn hiệu khác nhau chỉ bán ra chừng 12.000 đ/kg, tính ra rẻ hơn 70.000- 100.000 đ/bao 50 kg. 
Một cán bộ của DN có NMSX phân NPK có sản lượng lớn tại ĐBSCL thừa nhận trong tình hình vốn vay đã khó, nguồn nguyên liệu tuy dồi dào, không lo, nhưng vẫn lo nhất là khâu tiêu thụ sản phẩm. Hiện nay có DN tồn kho và ế hàng. Tình hình này khiến nhiều DNSX chậm lại và nếu không mở được đầu ra XK sẽ đứng trước nguy cơ SX đình đốn. 
Dễ làm như… NPK 
Theo các chuyên gia trong ngành, ưu điểm phân bón NPK là có nhiều tỉ lệ dinh dưỡng phù hợp với từng loại cây trồng, từng loại đất và từng vùng khí hậu khác nhau. Lâu nay không thể phủ nhận việc SX phân bón NPK đã góp phần rất lớn vào sự phát triển nông nghiệp nước nhà. Tuy nhiên, thực trạng SX- KD hiện đáng lo ngại. Có thể nói chưa lúc nào lại có nhiều đơn vị SX phân bón NPK như hiện nay. 
Dân chuyên kinh doanh phân bón kể: Quanh các tỉnh miền Tây có trên 30 nhãn hiệu phân bón NPK mới lạ. Là người có thâm niên trong nghề đôi khi phải ngỡ ngàng trước một nhãn hiệu phân bón NPK lạ lẫm mới xuất hiện. Như vậy người nông dân sẽ chọn lựa như thế nào? Nhất là đứng trước trào lưu SX phân bón NPK theo dạng phân trộn của các đơn vị nhỏ lẻ, chỉ sau một vài năm nay đã nở rộ lên như nấm sau mưa. 
Gần đây hơn một số DN trước đây chỉ thuần kinh doanh nay bỗng dưng nhảy sang đăng ký SX phân bón, chủ yếu đua nhau SX hàng trộn NPK. Chỉ tính ở một số tỉnh từ Tây Ninh đến Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long… tỉnh nào cũng có DNSX phân bón NPK, thậm chí ở một tỉnh còn có từ 2- 3 đơn vị SX loại phân này. 
Trên thị trường, tên tuổi những DN quen thuộc như: Bình Điền, Việt Nhật, Baconco, Năm Sao, Hiệp Phước… nay gặp thêm nhãn hàng: Con Nai Vàng, Máy Cày, Ba con cò Vàng, Sen Hồng (Huệ Liên), Hiệp Thanh, Hưng Thịnh, Mầm Xanh, Mùa Vàng… Vấn đề đặt ra là nếu chất lượng sản phẩm đảm bảo, giá cả cạnh tranh sẽ là mặt tích cực và có lợi cho nông dân. Tiếc rằng chính vì sự đa dạng của các loại sản phẩm vô hình trung đẩy nông dân lạc vào mê hồn trận của phân bón NPK. Hiện nay lo âu nhất khi nhiều địa phương cảnh báo liên tục tình hình phát hiện phân bón kém chất lượng. Nông dân là người chịu thiệt sau cùng và dư luận không khỏi hoài nghi các loại phân bón mới đang được quản lý và kiểm tra như thế nào? 
Một DN trong ngành hàng này nhận xét: Muốn đầu tư SX phân bón điều kiện cơ bản phải có NM, phòng thí nghiệm đủ tiêu chuẩn kiểm nghiệm nguyên liệu đầu vào, kiểm tra chất lượng sản phẩm đầu ra; có cán bộ chuyên ngành nông học, hiểu biết về cây trồng, phân bón và kho tàng đủ điều kiện bảo quản phân bón. Tuy nhiên do quan niệm tạo điều kiện thông thoáng trong việc khuyến khích đầu tư và sự phối hợp chưa đồng bộ của các cơ quan chức năng, DN chỉ cần đăng ký kinh doanh, thậm chí có DN chưa đủ điều kiện SX, không máy trộn, thậm chí có “nhà sản xuất” chỉ trộn bằng cuốc, xẻng vẫn vô tư SX NPK. Đây là nguyên nhân dẫn đến chất lượng không đảm bảo. 
Cần chấn chỉnh 
Hiện nay nước ta chủ động nguồn SX phân đạm (Urê) ổn định theo dự báo tổng sản lượng 2,6 triệu tấn/năm. Phân DAP cân đối SX 50% trong nhu cầu cả nước khoảng 650.000- 700.000 tấn/năm. Phân lân SX gần 1,7 triệu tấn, cân đối 80% nhu cầu và phân kali nhập khẩu khoảng 700.000 tấn/năm. Trong đó ĐBSCL nhu cầu phân đạm khoảng 800.000 tấn/năm; DAP 350.000 tấn/năm; NPK 650.000- 700.000 tấn/năm. Nguồn phân bón năm 2012 cung cấp dồi dào và dự báo giá cả tương đối ổn định. 
Ở một góc khác, phân hữu cơ theo xu hướng phát triển nông nghiệp bền vững để giải quyết vấn đề chống bạc màu, cải thiện điều kiện dinh dưỡng của đất. Song, cho đến nay việc sử dụng phân hữu cơ vẫn còn bị bỏ ngỏ và chiếm chưa tới 10% so với phân hóa học. 
Trong khi đó một nhà SX phân bón NPK tại Cần Thơ cho rằng: Xu hướng dùng phân NPK một màu SX bằng công nghệ hơi nước đang tăng tỷ trọng tiêu dùng đạt 50/50 so với phân đơn NPK. Nhiều nông gia “đại điền” tin tưởng và chọn dùng không ngại giá cả. Trong khi nông dân mua trả chậm, mua giá phân giá rẻ từ đại lý lại gặp hẹp cửa chọn lựa. 
Thị trường SX- KD phân bón NPK đang đứng trước bối cảnh biến động. Nông dân chấp nhận bỏ tiền ra mua phân bón, bằng cách nào để nông dân không chịu thiệt thòi vì gặp phải hàng kém chất lượng, các cơ quan chức năng quản lý Nhà nước cần tăng cường biện pháp quản lý trong lĩnh vực SX- KD và kiểm tra chất lượng sản phẩm từ trong quá trình SX đến lưu thông trên thị trường.


Có thể bạn quan tâm

Hội Thi Thợ Thu Hoạch Mủ Cao Su Giỏi Hội Thi Thợ Thu Hoạch Mủ Cao Su Giỏi

Đây là hoạt động thường niên của Binh đoàn 15, nhằm tìm ra và vinh danh những cá nhân, tập thể xuất sắc trong việc thu hoạch mủ cao su. Đặc biệt là tạo điều kiện cho công nhân các đơn vị được gặp gỡ, giao lưu và học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, từ đó có kiến thức, kỹ năng tốt để khai thác mủ cao su ở vườn cây của đơn vị mình.

21/11/2014
Lỗ Hổng Thanh Tra Xử Lý Phân Bón Lỗ Hổng Thanh Tra Xử Lý Phân Bón

Ngày 27/11/2014, Thông tư 29/2014/TT-BCT của Bộ Công thương hướng dẫn thi hành Nghị định 202/2013/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý phân bón sẽ chính thức có hiệu lực.

21/11/2014
Thị Trường Phân Bón Dồi Dào Thị Trường Phân Bón Dồi Dào

Theo kế hoạch của ngành Nông nghiệp Bình Định, trong vụ ĐX 2014-2015, toàn tỉnh sẽ sản xuất 47.156 ha lúa, 16.230 ha hoa màu các loại… với nhu cầu khoảng 35.000 tấn phân bón các loại, như urê, NPK, lân, kali, DAP… Thời điểm này, giá phân bón đang giảm so với cùng kỳ năm ngoái.

21/11/2014
An Giang Chế Biến Cá Tra Giảm Trong 10 Tháng Đầu Năm Nay An Giang Chế Biến Cá Tra Giảm Trong 10 Tháng Đầu Năm Nay

Do người nuôi cá tra bị lỗ kéo dài nên ngừng nuôi, đã ảnh hưởng đến việc sản xuất và tiêu thụ thức ăn thuỷ sản cũng bị giảm sút đáng kể. Ước tháng 10/2014 thức ăn thuỷ sản đạt 2,7 ngàn tấn, tăng 1,92% so tháng trước và bằng 82,23% so cùng kỳ, cộng dồn 10 tháng năm 2014 đạt hơn 32,5 ngàn tấn, bằng 87,72% so cùng kỳ;

21/11/2014
Ương Tôm Hùm Giống Trong Lồng Đã Hiệu Quả Nhưng Khó Triển Khai Ương Tôm Hùm Giống Trong Lồng Đã Hiệu Quả Nhưng Khó Triển Khai

Bình Định là địa phương thực hiện hiệu quả việc ương tôm hùm giống bằng lồng. Năm 2013, việc nâng cấp tôm hùm lồng tập trung tại xã Nhơn Hải và phường Ghềnh Ráng, TP Quy Nhơn với tổng thể tích lồng ương 134,2 m3 (bằng 26,4% so với năm 2012), số lượng giống ương khoảng 61.500 con. Thể tích lồng ương tôm hùm giảm vì nguồn tôm giống khai thác từ tự nhiên khan hiếm, giá tôm giống tăng cao nên khả năng đầu tư của các hộ nuôi giảm.

21/11/2014