Phân bón sẽ có mặt bằng giá mới, lợi cho nhà sản xuất nội địa

Đánh giá này được Bộ Công Thương đưa ra trong bối cảnh vừa qua Trung Quốc điều chỉnh giảm giá đồng Nhân dân tệ để thúc đẩy cạnh tranh xuất khẩu trên thị trường thế giới. Ngay sau đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã nới biên độ tỷ giá ngoại tệ lên +/- 3% và tăng tỷ giá thêm 1%.
Phân bón sẽ có mặt bằng giá mới, lợi cho nhà sản xuất nội địa.
Động thái điều chỉnh này của Việt Nam, theo Bộ Công Thương, tương đương với việc tăng giá hàng tối đa thêm khoảng 5%. Đó là một khó khăn, thách thức đối với các nhà nhập khẩu nói chung và những nhà nhập khẩu phân bón nói rêng.
Với diễn biến của thị trường phân bón hiện nay, các nhà sản xuất phân bón nội địa tại Việt Nam đang có lợi thế, nhất là nhà máy sản xuất Urea và DAP. “Dự báo thị trường phân bón trong thời gian tới sẽ xác lập một mặt bằng giá mới với xu hướng thuận lợi cho các nhà sản xuất phân bón nội địa”- Bộ Công Thương lưu ý.
Nhìn lại 8 tháng qua, số liệu của Bộ Công Thương cho thấy, nhập khẩu phân bón tăng 15,7% về số lượng và tăng 14,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2014. Trong tháng 8, các nhà máy sản xuất đạm Cà Mau, đạm Ninh Bình và đạm Hà Bắc đều tạm ngừng hoạt động một thời gian để bảo dưỡng định kỳ.
Tuy nhiên, do có sự chủ động trong sản xuất và tích trữ của các doanh nghiệp phân bón trong nước nên không có tình trạng khan hàng; tiêu thụ phân bón trong nước giảm chủ yếu do không phải mùa vụ chăm bón cho cây trồng nên sức mua yếu; giá các loại phân bón giảm nhẹ./.
Có thể bạn quan tâm

Trên một số trang Facebook cá nhân gần đây đưa thông tin giới thiệu và bán một vài loại trái cây nhập khẩu… theo đường xách tay.

Nhờ áp dụng công nghệ cao trong sản xuất, mà chỉ với diện tích từ 400-1.000m2, nhiều hộ nông dân ở Bình Dương thu lời tới 2 tỷ đồng/năm.

Đó là chỉ đạo của ông Trương Công Trân – Phó Chánh văn phòng UBND tỉnh - Thành viên Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM) tỉnh Quảng Nam tại lễ công bố xã Điện Thắng Trung (Thị xã Điện Bàn – Quảng Nam) đạt chuẩn NTM vào sáng ngày 15.11.

Những năm qua, việc ồ ạt khai thác san hô làm hòn non bộ, sử dụng để trang trí nhà cửa, và khai thác rong mơ chưa đủ tuổi... làm cho nguồn lợi thủy sản ven biển ngày càng cạn kiệt, khan hiếm.

Sau hơn 1 năm thực hiện Nghị định 36/2014/NĐ-CP về nuôi, chế biến và XK sản phẩm cá tra song theo phản ảnh của nhiều DN chế biến và xuất khẩu cá tra, bên cạnh những quy định góp phần đưa ngành cá tra phát triển bền vững, nâng cao giá trị gia tăng của mặt hàng cá tra xuất khẩu.