Phân bón Phú Mỹ giúp người trồng cà phê tăng thu nhập

Cty CP PB và Hóa chất Dầu khí Miền Trung (thành viên Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí - PVFCCo) vừa phối hợp với TT Khuyến nông tỉnh Gia Lai, Cty TNHH MTV Iagrai tổ chức tổng kết mô hình sử dụng bộ sản phẩm phân bón Phú Mỹ trên cây cà phê niên vụ năm 2015 tại xã Iahrung, Iagrai, Gia Lai.
Dự hội thảo có đại diện PVFCCo cùng lãnh đạo các ban ngành địa phương cùng hơn 100 đại biểu là CBCNV nông trường Iagrai, nông dân sản xuất giỏi đến từ 3 xã, thị trấn thuộc huyện Iagrai.
Theo TTKN Gia Lai, mô hình được triển khai trên vườn cà phê tái canh diện tích 1 ha được bón bộ sản phẩm phân bón Phú Mỹ gồm: Đạm Phú Mỹ, NPK Phú Mỹ 16-16-8+13S+TE, NPK Phú mỹ 16-8-17+11S+TE và NPK Phú Mỹ 15-8-20.
Năm 2015, thời tiết tại Gia Lai có nhiều diễn biến phức tạp, hạn hán xảy ra trên diện rộng, mùa mưa không đủ nước tưới.
Tuy nhiên, việc sử dụng bộ sản phẩm phân bón Phú Mỹ có nhiều ưu điểm nên cây vẫn được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng nên quả rụng ít, nhân chắc hơn, cành dự trữ nhiều hơn so với vườn cà phê đối chứng.
Tham quan vườn cà phê cho năng suất cao nhờ bón phân Phú Mỹ
Như vậy, với năng suất cao hơn khoảng 0,2 tấn nhân/ha, giá cà phê thị trường hiện nay là 35 triệu đồng/tấn thì việc bón phân Phú Mỹ tăng thêm thu nhập được 7 triệu đồng/ha cho nông dân.
Nhờ thế, người dân hiện đang rất yên tâm tin dùng các sản phẩm phân bón Phú Mỹ.
Có thể bạn quan tâm

“Thất bại không phải là vấn đề, quan trọng nhất là biết mình thất bại ở đâu. Trong nuôi tôm công nghiệp, ai thành công đều phải nếm trải nhiều lần thất bại mới rút ra được kinh nghiệm xương máu cho mình” – ông Trần Quang Hiên, ngụ ấp 5, xã Tân Thành, thành phố Cà Mau (tỉnh Cà Mau) bộc bạch.

Nhờ vào sự linh hoạt và mạnh dạn chuyển đổi hình thức sản xuất, ông Đinh Văn Sơn (xã Yên Thắng, Yên Mô) đã xây dựng thành công mô hình trang trại tổng hợp có thu nhập đạt trên 150 triệu đồng/năm.

Gần đây, hội viên nông dân Nguyễn Quốc Thắng, Chi hội Nông dân ấp Bình Lợi, xã Long Bình, thị xã Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang chủ động xây dựng mô hình nuôi dê nhốt chuồng quy mô lớn (thí điểm), khởi đầu cho phong trào chuyển đổi cây trồng, vật nuôi do Hội Nông dân xã phát động.

Để giúp người trồng hồ tiêu trên địa bàn huyện tiếp cận tiến bộ khoa học kỹ thuật và từng bước thay thế phương thức canh tác bất hợp lý, đảm bảo tính bền vững, giữ gìn và cải thiện môi sinh nâng cao hiệu quả sản xuất, huyện Chư Pưh đã triển khai dự án phát triển hồ tiêu bền vững bằng các chế phẩm sinh học.

Triển khai từ tháng 11-2015, đến nay, mô hình ứng dụng công nghệ cao trồng thử nghiệm cây cà chua Picota tại Khu Ứng dụng công nghệ sinh học Cái Mơn, huyện Chợ Lách (Bến Tre) đã có vụ trái thu hoạch đầu tiên.