Phân bón Phú Mỹ giúp lúa HT năng suất vượt trội

Cty CP Phân bón và Hóa chất Dầu khí miền Bắc (PVFCCo North) - thành viên TCty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo) vừa phối hợp tổ chức hội thảo tổng kết mô hình trình diễn sử dụng phân bón Phú Mỹ cho lúa vụ HT 2015 tại xã Phú Thịnh, huyện Kim Động, Hưng Yên.
Lãnh đạo Trạm Khỏa kiểm nghiệm sản phẩm giống cây trồng Văn Lâm, chính quyền địa phương, đại diện PVFCCo North, các đại lý, cửa hàng kinh doanh phân bón khu vực cùng bà con nông dân tham dự hội thảo.
Theo Trạm Khảo kiểm nghiệm sản phẩm giống cây trồng Văn Lâm, mô hình sử dụng phân bón Phú Mỹ bao gồm đạm Phú Mỹ, NPK Phú Mỹ 16-16-8+13S+TE, kali Phú Mỹ đã giúp lúa có sức chống chịu tốt hơn, thân cứng, tăng khả năng chống chịu sâu bệnh và đặc biệt là năng suất vượt trội... Theo đó, năng suất đạt tới 67,5 tạ/ha cao hơn so với đối chứng 7,2%.
Lãnh đạo xã Phú Thịnh cho biết: Phân bón Phú Mỹ là sản phẩm có uy tín, chất lượng cao trên thị trường. Do đó, chính quyền địa phương đã khuyến khích các hộ nông dân sử dụng không chỉ trên lúa mà còn trên các loại cây trồng khác để đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất.
Có thể bạn quan tâm

Mắc ca là loại cây có khả năng chịu hạn tốt, hạt là thực phẩm cao cấp, được ưa chuộng trên thế giới về thị trường, tuy theo đánh giá thì thế giới đang có nhu cầu lớn, nhưng chưa có gì là đảm bảo chắc chắn về giá cả, đầu ra nếu nông dân trồng ồ ạt, chạy theo phong trào.
Toàn tỉnh gieo cấy trên 8.718ha lúa đông xuân, chủ yếu là trà sớm và chính vụ (gần 6.000ha) đang bước vào giai đoạn đòng già, trỗ bông. Thời tiết nắng nóng, sáng sớm có sương nhẹ rải rác là điều kiện thuận lợi để một số bệnh hại trên lúa đông xuân phát sinh, gây hại.

Theo đại diện Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Cục đã có văn bản gửi Đại sứ quán Pháp tại Hà Nội về việc cho phép nhập khẩu thịt bò không xương dưới 30 tháng tuổi từ Pháp vào Việt Nam, với điều kiện thịt nhập khẩu đạt các yêu cầu theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Đẩy mạnh cơ giới hóa, áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là trong sản xuất lúa nước giúp người dân giải phóng sức lao động, hình thành vùng chuyên canh sản xuất lúa hàng hóa, tăng hiệu quả kinh tế từ “bờ xôi ruộng mật”, góp phần đổi thay diện mạo nông thôn vùng lòng chảo.

Khai thác tiềm năng kinh tế nông – lâm nghiệp, trong đó phát triển chăn nuôi là thế mạnh, những năm qua, cấp ủy, chính quyền xã Keo Lôm (huyện Điện Biên Đông) tích cực tuyên truyền, vận động người dân phát triển chăn nuôi gia súc theo hướng hàng hóa bước đầu mang lại những tín hiệu khả quan trong công tác xóa đói giảm nghèo.