Phân bón nguồn cung dồi dào, giá ổn định

Tại đồng bằng sông Cửu Long, Đại lý Thu Dung, tỉnh Bến Tre cho biết, hiện Nhà máy đạm Phú mỹ đã bảo dưỡng xong, hàng cung cấp đều, thị trường phân bón tại khu vực ổn định. Giá bán đến nông dân hiện nay như sau: phân đạm từ 8.400-8.800đ/kg; Kali: 8.600 – 8.700 đ/kg; DAP châu Âu: 12.800 – 12.900 đ/kg (tuỳ loại và địa điểm giao hàng).
Tại các tỉnh miền Trung, phần lớn khu vực đã hoàn tất chăm bón đợt 2 cho cây lúa, một số địa phương đã bón đợt 3 nên nhu cầu phân bón thấp, giá Ure hiện đã giảm từ 100-200đ/kg. Tương tự, tại khu vực Tây Nguyên, bà con nông dân đã chăm bón xong đợt 1 cho cây cà phê, nhu cầu phân bón đang giảm trước khi khu vực bước vào đợt chăm bón đợt 2.
Bên cạnh đó, sau thời gian tăng giá khá mạnh, giá urê thế giới tuần qua bắt đầu giảm nhẹ ở hầu hết các thị trường. Cụ thể, tại Trung quốc, giá giao thầu và giá nội địa đều giảm nhẹ, vụ hè dự kiến sẽ kết thúc vào giữa tháng 7 nguồn cung xuất khẩu được kỳ vọng sẽ tăng sau thời điểm này. Tại thị trường Nga (Yuzzny), giá urê giảm xuống 285usd/t FOB, nhu cầu giảm thấp đặc biệt là Châu Âu. Giá các gói thầu tại Sri Lanka tuần qua cho thấy rõ xu hướng giảm của Urea thế giới với việc các đơn vị chào bán thấp hơn gần 11usd/t so với gói thầu 1 tháng trước đây.
Đại diện TCT Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo) đơn vị quản lý, vận hành Nhà máy Đạm Phú Mỹ cho biết sau thời gian ngừng máy để thực hiện công tác bảo dưỡng định kỳ, Nhà máy Đạm Phú Mỹ đã vận hành ổn định từ ngày 20/6/2015 và đạt công suất tối đa (khoảng 2.400 tấn/ngày). Toàn bộ lượng hàng này đều được khẩn trương đưa về các khu vực. Trong 6 tháng đầu năm 2015, PVFCCo đã cung cấp ra thị trường gần 440 ngàn tấn Đạm Phú Mỹ và hơn 200 ngàn tấn phân bón khác. Ngày 7/7 vừa qua, 27.500 tấn Kali Phú Mỹ do PVFCCo nhập khẩu cũng đã cập cảng, hiện đang tích cực đóng gói và vận chuyển về các vùng tiêu để thụ kịp thời đáp ứng nhu cầu chăm bón của bà con.
Bên cạnh đó, dự kiến giữa tháng 7 lượng hàng do các doanh nghiệp khác nhập khẩu từ Trung Quốc, Indonesia sẽ về cảng. Như vậy, nguồn cung phân bón trong nước trong thời gian tới sẽ khá dồi dào, giá được dự báo sẽ tiếp tục ổn định.
Có thể bạn quan tâm

Với quy trình công nghệ nuôi tiên tiến hiện đại, các chính sách hỗ trợ của tỉnh và các địa phương, nghề nuôi Tôm đang thực sự là một lĩnh vực thu hút được nhiều người đầu tư.

Từ miền Tây khăn gói lên mảnh đất Lâm Đồng lập nghiệp, nhờ chịu thương, chịu khó tìm tòi và biết áp dụng kỹ thuật trồng cam. Đến nay, anh Lê Hoàng Minh (35 tuổi, ở xã Đại Lào, TP Bảo Lộc) đã có một vườn cam sành thu lãi khoảng 1 tỷ đồng mỗi năm.

Ðể có được những giọt mật ngon, những người nuôi ong ngày này qua tháng nọ phải lang bạt khắp nơi để đưa đàn ong đi tìm mật. Nhiều rủi ro bất trắc trên đường di chuyển, nhưng bù lại nghề này có thể cho thu nhập rất cao nếu tìm được vùng hoa có nhiều mật.
Mặc dù chỉ mới hoạt động hơn 1 năm, song Tổ dịch vụ (TDV) bao trái xoài ở phường 6, TP.Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp đã tạo được hiệu ứng tốt trong việc nhân rộng và phát triển mô hình sản xuất xoài theo hướng an toàn tại địa phương

Người tiên phong đó là chị Nguyễn Thị Thanh (47 tuổi, ở thôn Mai Lâm, xã Mai Phụ, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh). Đến nay, sau gần 20 năm, mô hình này đã thành công, vừa mang lại nguồn thu nhập cao cho gia đình, vừa tạo công ăn việc làm cho hàng chục lao động địa phương, góp phần xóa đói giảm nghèo và làm giàu.