Phân bón nguồn cung dồi dào, giá ổn định

Tại đồng bằng sông Cửu Long, Đại lý Thu Dung, tỉnh Bến Tre cho biết, hiện Nhà máy đạm Phú mỹ đã bảo dưỡng xong, hàng cung cấp đều, thị trường phân bón tại khu vực ổn định. Giá bán đến nông dân hiện nay như sau: phân đạm từ 8.400-8.800đ/kg; Kali: 8.600 – 8.700 đ/kg; DAP châu Âu: 12.800 – 12.900 đ/kg (tuỳ loại và địa điểm giao hàng).
Tại các tỉnh miền Trung, phần lớn khu vực đã hoàn tất chăm bón đợt 2 cho cây lúa, một số địa phương đã bón đợt 3 nên nhu cầu phân bón thấp, giá Ure hiện đã giảm từ 100-200đ/kg. Tương tự, tại khu vực Tây Nguyên, bà con nông dân đã chăm bón xong đợt 1 cho cây cà phê, nhu cầu phân bón đang giảm trước khi khu vực bước vào đợt chăm bón đợt 2.
Bên cạnh đó, sau thời gian tăng giá khá mạnh, giá urê thế giới tuần qua bắt đầu giảm nhẹ ở hầu hết các thị trường. Cụ thể, tại Trung quốc, giá giao thầu và giá nội địa đều giảm nhẹ, vụ hè dự kiến sẽ kết thúc vào giữa tháng 7 nguồn cung xuất khẩu được kỳ vọng sẽ tăng sau thời điểm này. Tại thị trường Nga (Yuzzny), giá urê giảm xuống 285usd/t FOB, nhu cầu giảm thấp đặc biệt là Châu Âu. Giá các gói thầu tại Sri Lanka tuần qua cho thấy rõ xu hướng giảm của Urea thế giới với việc các đơn vị chào bán thấp hơn gần 11usd/t so với gói thầu 1 tháng trước đây.
Đại diện TCT Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo) đơn vị quản lý, vận hành Nhà máy Đạm Phú Mỹ cho biết sau thời gian ngừng máy để thực hiện công tác bảo dưỡng định kỳ, Nhà máy Đạm Phú Mỹ đã vận hành ổn định từ ngày 20/6/2015 và đạt công suất tối đa (khoảng 2.400 tấn/ngày). Toàn bộ lượng hàng này đều được khẩn trương đưa về các khu vực. Trong 6 tháng đầu năm 2015, PVFCCo đã cung cấp ra thị trường gần 440 ngàn tấn Đạm Phú Mỹ và hơn 200 ngàn tấn phân bón khác. Ngày 7/7 vừa qua, 27.500 tấn Kali Phú Mỹ do PVFCCo nhập khẩu cũng đã cập cảng, hiện đang tích cực đóng gói và vận chuyển về các vùng tiêu để thụ kịp thời đáp ứng nhu cầu chăm bón của bà con.
Bên cạnh đó, dự kiến giữa tháng 7 lượng hàng do các doanh nghiệp khác nhập khẩu từ Trung Quốc, Indonesia sẽ về cảng. Như vậy, nguồn cung phân bón trong nước trong thời gian tới sẽ khá dồi dào, giá được dự báo sẽ tiếp tục ổn định.
Có thể bạn quan tâm

Xuất khẩu thủy sản từ Việt Nam sang Trung Quốc có bước tăng trưởng mạnh trong những năm gần đây, từ vị trí thứ 6 năm 2009 lên vị trí thứ 4 năm 2013. Dẫu vậy, đây không hẳn là tín hiệu vui.

Thêm một sản phẩm trong loạt 7 chủng loại trái cây chủ lực của tỉnh Tiền Giang là sầu riêng Ngũ Hiệp vừa được Ban quản lý dự án QSEAP tỉnh này trao chứng nhận VietGAP.

Ngày 24-3, tại Đà Lạt, Ban Chỉ đạo Trung ương chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (BCĐ NTM) tổ chức sơ kết 3 năm xây dựng nông thôn mới khu vực Đông Nam bộ, Duyên hải Nam Trung bộ, và Tây Nguyên. Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh, đại diện các bộ ngành và 19 tỉnh thành trong 3 khu vực tham dự hội nghị.

Dù có nhiều nước cùng xuất khẩu cá hồi như Chile, Canada… nhưng Na Uy chiếm 72% thị trường thế giới. Với chất lượng và nghệ thuật tiếp thị, các công ty của Na Uy đã thuyết phục được người tiêu dùng Nhật Bản, vốn rất khó tính, thay đổi suy nghĩ, sử dụng cá hồi nuôi Na Uy như món ăn không thể thiếu, thay vì trước đó chỉ sử dụng cá khai thác từ biển để chế biến các món ăn truyền thống.

Khánh Hòa hiện có 62 cơ sở đang nuôi chim yến, tập trung phần lớn tại TP.Nha Trang, với tổng đàn khoảng 26.000 con. Ngoài ra, tỉnh còn có 30 cơ sở nuôi mới hình thành, chưa có chim yến làm tổ.