Phân bón nguồn cung dồi dào, giá ổn định

Tại đồng bằng sông Cửu Long, Đại lý Thu Dung, tỉnh Bến Tre cho biết, hiện Nhà máy đạm Phú mỹ đã bảo dưỡng xong, hàng cung cấp đều, thị trường phân bón tại khu vực ổn định. Giá bán đến nông dân hiện nay như sau: phân đạm từ 8.400-8.800đ/kg; Kali: 8.600 – 8.700 đ/kg; DAP châu Âu: 12.800 – 12.900 đ/kg (tuỳ loại và địa điểm giao hàng).
Tại các tỉnh miền Trung, phần lớn khu vực đã hoàn tất chăm bón đợt 2 cho cây lúa, một số địa phương đã bón đợt 3 nên nhu cầu phân bón thấp, giá Ure hiện đã giảm từ 100-200đ/kg. Tương tự, tại khu vực Tây Nguyên, bà con nông dân đã chăm bón xong đợt 1 cho cây cà phê, nhu cầu phân bón đang giảm trước khi khu vực bước vào đợt chăm bón đợt 2.
Bên cạnh đó, sau thời gian tăng giá khá mạnh, giá urê thế giới tuần qua bắt đầu giảm nhẹ ở hầu hết các thị trường. Cụ thể, tại Trung quốc, giá giao thầu và giá nội địa đều giảm nhẹ, vụ hè dự kiến sẽ kết thúc vào giữa tháng 7 nguồn cung xuất khẩu được kỳ vọng sẽ tăng sau thời điểm này. Tại thị trường Nga (Yuzzny), giá urê giảm xuống 285usd/t FOB, nhu cầu giảm thấp đặc biệt là Châu Âu. Giá các gói thầu tại Sri Lanka tuần qua cho thấy rõ xu hướng giảm của Urea thế giới với việc các đơn vị chào bán thấp hơn gần 11usd/t so với gói thầu 1 tháng trước đây.
Đại diện TCT Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo) đơn vị quản lý, vận hành Nhà máy Đạm Phú Mỹ cho biết sau thời gian ngừng máy để thực hiện công tác bảo dưỡng định kỳ, Nhà máy Đạm Phú Mỹ đã vận hành ổn định từ ngày 20/6/2015 và đạt công suất tối đa (khoảng 2.400 tấn/ngày). Toàn bộ lượng hàng này đều được khẩn trương đưa về các khu vực. Trong 6 tháng đầu năm 2015, PVFCCo đã cung cấp ra thị trường gần 440 ngàn tấn Đạm Phú Mỹ và hơn 200 ngàn tấn phân bón khác. Ngày 7/7 vừa qua, 27.500 tấn Kali Phú Mỹ do PVFCCo nhập khẩu cũng đã cập cảng, hiện đang tích cực đóng gói và vận chuyển về các vùng tiêu để thụ kịp thời đáp ứng nhu cầu chăm bón của bà con.
Bên cạnh đó, dự kiến giữa tháng 7 lượng hàng do các doanh nghiệp khác nhập khẩu từ Trung Quốc, Indonesia sẽ về cảng. Như vậy, nguồn cung phân bón trong nước trong thời gian tới sẽ khá dồi dào, giá được dự báo sẽ tiếp tục ổn định.
Có thể bạn quan tâm

Tuần tới, chuyến tàu chở 600 con trâu từ Úc dự kiến sẽ khởi hành từ Darwin về Việt Nam, là chuyến tàu thí điểm đầu tiên của vùng Northern Territory (lãnh thổ Bắc Úc) xuất khẩu trâu sống sang Việt Nam. Theo tin của ABC, các doanh nghiệp Việt Nam dự định mua của Úc đến 5.000 con trâu mỗi tháng, hay 60.000 con mỗi năm - một con số khá lớn so với mức xuất khẩu chỉ tổng cộng 800 con vào năm 2013 cho các nước Brunei, Indonesia và Philippines từ vùng này. Bản tin không cho biết doanh nghiệp Việt Nam nào sẽ nhập khẩu trâu đợt này. Đây chủ yếu là loài trâu sống hoang dã nên một quan chức vùng Northern Territory đã cho rằng, đây không những là cơ hội kinh doanh cho dân dịa phương mà còn giúp Northern Territory giảm số lượng trâu sống trong hoang dã. Ông này cho biết săn bắt 60.000 con trâu mỗi năm là chuyện khó nên họ còn xuất loại trâu được chăn nuôi tại vùng này. Trước đây vùng Northern Territory và Việt Nam đã thỏa thuận những tiêu chí về sức khỏe để tiến hành xuất khẩu trâu. Trước đây trâu ít được xuất khẩu b

Khi thời tiết ấm lên cần tranh thủ gieo cấy trong khung thời vụ tốt nhất, xong trước ngày 25-2; có kế hoạch gieo mạ bổ sung đề phòng rét đậm, rét hại làm chết mạ và lúa.

Những năm gần đây, cây sắn dây đã trở thành cây trồng mang lại thu nhập khá cho nhiều hộ dân huyện Ngọc Lặc (Thanh Hoá). Đến nay, trên địa bàn huyện có khoảng 400 ha sắn dây, trong đó, tập trung ở một số xã như Ngọc Liên (hơn 80 ha), Ngọc Sơn (hơn 160 ha).

Chị An chia sẻ, dù biết công chăm sóc cộng tiền giống cũng gần bằng mua ở ngoài chợ, có khi đắt hơn, nhưng tự trồng để ăn thì có cảm giác an toàn hơn.

Trong tháng 1-2014, gạo xuất khẩu của Việt Nam được bán chủ yếu cho Philippines, nhờ vào hợp đồng chính phủ ký hồi cuối năm 2013, trong lúc nhu cầu từ các thị trường nhập khẩu như Trung Quốc, châu Phi và một số thị trường khác ở Đông Nam Á suy giảm.