Phân Bón Lá Hiệu Quả Cao Trên Đất Xấu

Đề tài đã tiến hành thử nghiệm và chứng minh được loại phân này phát huy hiệu quả cao trên đất chua mặn, đất hạn, đất nghèo dinh dưỡng.
Trung tâm Giống cây trồng Phú Thọ kết hợp với Trường Đại học Nông nghiệp 1 vừa nghiệm thu thành công đề tài hoàn thiện công nghệ và thiết bị sản xuất phân bón lá dạng phức hữu cơ, gọi tên là Pomior.
PGS.TS. Hoàng Ngọc Thuận, Chủ nhiệm đề tài, Trung tâm Giống cây trồng Phú Thọ cho biết, Pomior là phân bón lá dạng phức hữu cơ cao cấp. Trong thành phần có 17 loại acid amin quan trọng nhất, cần thiết cho cây trồng. Phân có dạng dung dịch đậm đặc, màu xanh lá mạ hoặc vàng xanh, bền vững khi bảo quản trong điều kiện nhiệt độ bình thường.
Chỉ sau 1 năm thực hiện từ tháng 1/2009 đến tháng 12/2010, đề tài đã hoàn thiện hệ thống thiết bị và lắp đặt dây chuyền sản xuất phân bón lá phức hữu cơ Pomior có công suất 200.000 lít/năm.
Trên thực tế thử nghiệm ứng dụng sản phẩm phân bón lá Pomior đối với những loại cây cho thấy, cây phát triển tốt, năng suất trung bình các loại cây trồng tăng từ 10-15% so với không phun, chất lượng sản phẩm tốt và đạt yêu cầu về an toàn thực phẩm
Có thể bạn quan tâm

Tại một số tỉnh ở ĐBSCL xảy ra tình trạng nơi thì dư thừa cá tra nguyên liệu, nơi đủ và có nơi lại thiếu trầm trọng. Tuy nhiên, một điểm chung là các địa phương đều khó khăn trong việc thiếu số liệu chính xác về nguyên liệu cá tra.

Theo ông Đào Văn Trí, quyền Viện trưởng Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 3, hiện những bệnh trên tôm hùm ở các tỉnh miền Trung là do vi khuẩn và nấm gây ra – đây là những bệnh có thể điều trị được, do đó khi tôm có kích thước lớn bị những bệnh này vẫn có thể làm thực phẩm mà không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của người tiêu dùng.

Chi cục Thú y (Sở NN-PTNT Lâm Đồng) cho biết, từ đầu năm 2013 tới nay, bệnh LMLM gia súc đã xảy ra tại huyện Cát Tiên và huyện Đơn Dương làm 431 con trâu bò của 137 hộ và 13 con heo của 6 hộ dân bị nhiễm. Cơ quan chuyên môn và chính quyền địa phương đã tiến hành tiêu hủy 30 con trâu bò (đã chết) và 45 con heo (13 con mắc bệnh và 32 con nuôi cùng chuồng).

Bệnh cạnh đó, các cơ quan chức năng sẽ tăng cường công tác xét nghiệm mẫu tôm, mẫu nước, đo các thông số môi trường ở các xã trọng điểm, cảnh báo những mầm bệnh nguy hiểm có thể xảy ra trong nuôi trồng thủy sản và đề xuất giải pháp khắc phục địch hại và ô nhiễm môi trường ở vùng nuôi, cơ sở nuôi trồng thủy sản.

Trung tâm chẩn đoán Thú y T.Ư (thuộc Cục Thú Y - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) vừa cho biết, nguyên nhân dẫn đến hiện tượng cá chết hàng loạt tại xã Gia Thủy (huyện Nho Quan - Ninh Bình) là do vi rút gây bệnh xuất huyết mùa xuân (SCV) trên mẫu bệnh phẩm cá trắm cỏ tại cơ sở nuôi cá của anh Nguyễn Văn Kiên (xã Gia Thủy, Nho Quan).