Phân Bón Kém Chất Lượng Lại Hoành Hành

Đơn vị sản xuất phân bón NPK cao cấp (20 - 20 - 0 + TE) giả là Cty CP SXTM XNK phân bón Minh Duy (ấp 1, xã Thạnh Hòa, huyện Bến Lức, Long An).
Chỉ trong một tuần ra quân kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật trong hoạt động SXKD phân bón, đoàn kiểm tra liên ngành tỉnh Trà Vinh đã lấy 37 mẫu phân hữu cơ và vô cơ gửi đi kiểm nghiệm. Kết quả, có 5 mẫu phân hữu cơ, 3 mẫu phân vô cơ không đạt chất lượng so với tiêu chuẩn công bố.
Sản phẩm phân vô cơ của các Cty sản xuất không đảm bảo chất lượng gồm: Phân bón NPK cao cấp JAPAN (23 - 23 - 0 - 10 SiO2 + TE) do Cty CP phân bón Phúc Hưng (số 19 Liên khu 2 – 5, phường Bình Trị Đông, quận Bình Tân, TP.HCM) sản xuất. Phân bón NPK cao cấp (20 - 20 - 15 + TE) do Cty TNHH MTV Phạm Hoàng (số 34 quốc lộ 30 xã An Bình, huyện Cao Lãnh, Đồng Tháp) sản xuất. Phân bón NPK cao cấp (20 - 20 - 15 + TE) của Cty TNHH SXTMDV XNK Việt Quang (số 297A khu phố 3, phường Tân Phú, TP Bến Tre).
Đơn vị sản xuất phân bón NPK cao cấp (20 - 20 - 0 + TE) giả là Cty CP SXTM XNK phân bón Minh Duy (ấp 1, xã Thạnh Hòa, huyện Bến Lức, Long An).
Đối với phân hữu cơ, trong đợt ra quân cuối tháng 8/2014, Đoàn thanh tra Sở NN-PTNT đã phát hiện 5 mẫu không đạt chất lượng so với thành phần công bố trên bao bì. Trong số 5 mẫu kiểm tra không đạt thì có 3 mẫu của 3 Cty yêu cầu kiểm tra lại và chưa có kết quả.
Ông Trần Quốc Tuấn, Giám đốc Sở Công thương Trà Vinh cho biết: Sở Công thương quản lý phân bón vô cơ. Kế hoạch kiểm tra là không lên lịch, kiểm tra đột xuất ngay đầu vụ, lấy tất cả mẫu phân vô cơ và hữu cơ mang đi kiểm nghiệm.
Kinh phí kiểm nghiệm ban đầu từ nguồn hoạt động của Sở Công thương. Trong quá trình đi kiểm tra lấy mẫu, trưởng đoàn để lộ thông tin là phải chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở. Khi có kết quả kiểm tra, sai phạm đối với phân vô cơ thì Sở Công thương xử phạt, phân hữu cơ thì Sở NN-PTNT xử phạt.
Qua đợt ra quân kiểm tra đột xuất việc SXKD phân bón trên địa bàn Trà Vinh đã lộ rõ cơ chế quản lý chưa nghiêm. Mức phạt đối với một mẫu phân bón kém chất lượng, phân giả quá thấp.
Để giảm được nạn gian lận thương mại trong việc sản xuất kinh doanh phân bón, trong thời gian tới, kiến nghị Bộ Công thương, Chính phủ xem xét có chế tài mạnh đối với những cơ sản sản xuất và rút giấy phép kinh doanh đối với đại lý tiêu thụ hàng gian, hàng giả, hàng kém chất lượng. Sở Công thương Trà Vinh đã gửi văn bản đến Sở Công thương các tỉnh có Cty sản xuất hàng giả, kém chất lượng để tiến hành kiểm tra và xử lý tại gốc.
Có thể bạn quan tâm

Thời gian qua, huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) đã dự thảo xong Đề án phát triển vùng sản xuất cam xoàn ở xã Phương Phú và được các sở, ngành tỉnh góp ý xong, đa phần đều thống nhất với nội dung dự thảo của đề án.

Các loại trái cây hè tại các huyện Tân Thành, Châu Đức và Xuyên Mộc (Bà Rịa Vũng Tàu) đang vào mùa thu hoạch. Mới đầu mùa nhưng giá một số loại trái cây bán tại vườn giá 10 - 20% so với vài tháng trước. Điệp khúc “rộ mùa mất giá” lại tái diễn khiến các nhà vườn gặp nhiều khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm.

Dự án thiết lập vườn dừa giống và bình tuyển cây dừa mẹ để cải thiện giống dừa trong sản xuất đại trà đã được Chi cục Bảo vệ thực vật triển khai vào năm 2014. Mục tiêu dự án là bình tuyển 18 ngàn cây dừa mẹ theo tiêu chuẩn, hướng dẫn chăm sóc dừa mẹ đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất.
Thời tiết khô hạn khiến năng suất chuối đạt thấp, thêm vào đó giá chuối lại rớt thê thảm do hạn chế khối lượng xuất khẩu.

Hơn 414.000ha trái cây các loại với sản lượng khoảng 4,3 triệu tấn mỗi năm, vùng Nam bộ được mệnh danh là nơi sản xuất và xuất khẩu trái cây chủ lực của cả nước. Điểm sáng là vậy, song hiện tại với thực trạng “được mùa rớt giá” thường xảy ra khiến người dân lo lắng…