Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phân Bón Giả Khó Kiểm Soát - Vì Sao?

Phân Bón Giả Khó Kiểm Soát - Vì Sao?
Ngày đăng: 21/06/2014

Từ đầu năm đến nay, khu vực miền Trung liên tiếp xảy ra các vụ việc về phân bón giả, phân bón kém chất lượng.

Trước tình hình này, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường mở một đợt ra quân triệt để vào “điểm nóng” này.

Tràn lan phân bón giả...

Sáng 18/6, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chủ trì hội thảo Quốc gia triển khai Nghị định 202 về quản lý phân bón của Chính Phủ và chiến lược phát triển nông nghiệp bền vững. Hội thảo có sự tham gia của Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hội Nông dân các tỉnh, thành và Hiệp hội phân bón Việt Nam.

Thực tế từ đầu năm đến nay cho thấy tình trạng phân bón giả, phân bón kém chất lượng diễn ra khá phổ biến vàtrước tình hình này Bộ Công Thương đã phải chỉ đạo lực lượng Quản lý thị trường mởđợt ra quân kiểm tra các “điểm nóng” trên địa bàn các tỉnh miền Trung kể từ đầu tháng 4.

Theo đó, sau hai tháng kiểm tra, Chi cục Quản lý thị trường 7 tỉnh miền Trung đã kiểm tra 500 vụ và phát hiện 89 vụ vi phạm. Trong đó, các hành vi vi phạm chủ yếu là kinh doanh phân bón giả, nhập lậu, không công bố tiêu chuẩn, vi phạm về nhãn mác, giấy đăng ký kinh doanh… Trong đó, điển hình là Chi cục Quản lý thị trường Bình Định kiểm tra 87 vụ, trong đó phát hiện, xử lý 19 vụ, chiếm gần 22% số vụ kiểm tra.

Còn năm 2013, thực tế lấy mẫu ở một số đơn vị sản xuất, kinh doanh phân bón trên địa bàn cả nước có gần 47% số mẫu không đạt so với công bố áp dụng về hàm lượng hữu cơ, 46% mẫu không đạt về hàm lượng đạm, 33% mẫu không đạt về hàm lượng lân dễ tiêu…

Khó kiểm soát - vì sao?

Cục Quản lý thị trường cho biết, đến nay vẫn chưa có Thông tư hướng dẫn cụ thể các quy định về điều kiện sản xuất phân bón và các loại phân bón phải công bố hợp quy, hợp chuẩn theo Nghị định số 202/2013/NĐ-CP về quản lý phân bón.

Bên cạnh đó, bằng mắt thường khó thể nhận biết phân bón giả, phân bón kém chất lượng. Trong khimáy móc thiết bị hỗ trợ nhận biết còn thiếu, chi phí mua mẫu kiểm tra cao, trong khi lực lượng Quản lý thị trường còn mỏng dẫn tới nhiều hạn chế, khó khăn.

Hơn nữa, lâu nay việc kiểm tra, kiểm soát mới chỉ dừng lại ở việc kiểm tra điều kiện kinh doanh, nguồn gốc của phân bón nhập khẩu mà chưa chú trọng đi sâu vào kiểm tra chất lượng phân bón nhập khẩu trước khi đưa vào lưu thông, khiến việc chất lượng phân bón nhập khẩu bị thả nổi.

Phân bón giả, kém chất lượng phổ biến trên thị trường không chỉ ảnh hưởng đến những nhà sản xuất chân chính, mà nghiêm trọng hơn còn khiến cho cây trồng chậm phát triển, năng suất giảm, gây tổn thất nặng nề cho bà con nông dân. Mặc dù các cơ quan quản lý thường xuyên ra quân kiểm tra, song thực trạng trên chẳng những không giảm, mà còn có chiều hướng gia tăng.

Vậy, vấn đề cần nhìn nhận hiện nay là vì sao khó kiểm soát tình trạng phân bón giả, kém chất lượng và cần có những biện phápnàođể giảm thiểu và ngăn chặn tình trạng này.


Có thể bạn quan tâm

Nhìn Lại Vụ Nuôi Trồng Thủy Sản Năm 2013 Nhìn Lại Vụ Nuôi Trồng Thủy Sản Năm 2013

Năm 2013, thời tiết diễn biến phức tạp, biên độ dao động nhiệt độ giữa ngày và đêm lớn không thuận lợi cho nghề nuôi thủy sản. Tháng 4 và 5-2013 tại vùng nuôi tôm thẻ chân trắng có hiện tượng tôm chết. Trong tháng 6-2013, do ảnh hưởng của cơn bão số 2 có gần 100ha nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng bị chết do sốc môi trường.

04/01/2014
Úc Không Ngưng Cung Cấp Bò Sống Cho Việt Nam Úc Không Ngưng Cung Cấp Bò Sống Cho Việt Nam

Thương vụ Úc tại Việt Nam ngày 10-12 đã thông tin chính thức về việc nguồn cung bò Úc giảm là do yếu tố “thời tiết”, chứ không phải do can thiệp của Chính phủ Úc.

13/12/2013
Cải Tạo Đàn Dông Ở Thiện Nghiệp (Bình Thuận) Cải Tạo Đàn Dông Ở Thiện Nghiệp (Bình Thuận)

Năm 2013, mô hình cải tạo đàn dông được Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Bình Thuận phối hợp với Phòng Kinh tế Phan Thiết thực hiện với quy mô 900m2 tại xã Thiện Nghiệp. Thông qua việc thay đổi bằng giống dông đực Khu Lê, nhằm hướng tới mục đích cải tiến chất lượng, làm tươi máu, tránh đồng huyết, để nâng cao hiệu quả chăn nuôi tại địa phương...

13/12/2013
Nuôi Cá Tầm Trên Vùng Cao Khánh Thượng Nuôi Cá Tầm Trên Vùng Cao Khánh Thượng

Cứ tưởng rằng ở trên núi cao, rừng thẳm, người dân chỉ có cách chống đói, thoát nghèo dựa vào đất đai, lâm sản… nhưng thật bất ngờ và độc đáo, một lão nông được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông Hà Nội đã "phát tài" nhờ nuôi thành công con cá tầm. Ông tên là Hà Văn Vận, dân tộc Mường ở thôn Sui Quan, xã Khánh Thượng, huyện Ba Vì, Hà Nội.

04/01/2014
Người Chăn Nuôi Thận Trọng Tăng Đàn Người Chăn Nuôi Thận Trọng Tăng Đàn

Từ đầu năm đến nay, gia đình anh Dương Văn Trọng, ở tổ 12, phường Tích Lương, T.P Thái Nguyên vẫn nuôi 500 con lợn bột, 50 con lợn nái/lứa và không tăng đàn.

13/12/2013