Phân Bón Giả Khó Kiểm Soát - Vì Sao?

Từ đầu năm đến nay, khu vực miền Trung liên tiếp xảy ra các vụ việc về phân bón giả, phân bón kém chất lượng.
Trước tình hình này, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường mở một đợt ra quân triệt để vào “điểm nóng” này.
Tràn lan phân bón giả...
Sáng 18/6, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chủ trì hội thảo Quốc gia triển khai Nghị định 202 về quản lý phân bón của Chính Phủ và chiến lược phát triển nông nghiệp bền vững. Hội thảo có sự tham gia của Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hội Nông dân các tỉnh, thành và Hiệp hội phân bón Việt Nam.
Thực tế từ đầu năm đến nay cho thấy tình trạng phân bón giả, phân bón kém chất lượng diễn ra khá phổ biến vàtrước tình hình này Bộ Công Thương đã phải chỉ đạo lực lượng Quản lý thị trường mởđợt ra quân kiểm tra các “điểm nóng” trên địa bàn các tỉnh miền Trung kể từ đầu tháng 4.
Theo đó, sau hai tháng kiểm tra, Chi cục Quản lý thị trường 7 tỉnh miền Trung đã kiểm tra 500 vụ và phát hiện 89 vụ vi phạm. Trong đó, các hành vi vi phạm chủ yếu là kinh doanh phân bón giả, nhập lậu, không công bố tiêu chuẩn, vi phạm về nhãn mác, giấy đăng ký kinh doanh… Trong đó, điển hình là Chi cục Quản lý thị trường Bình Định kiểm tra 87 vụ, trong đó phát hiện, xử lý 19 vụ, chiếm gần 22% số vụ kiểm tra.
Còn năm 2013, thực tế lấy mẫu ở một số đơn vị sản xuất, kinh doanh phân bón trên địa bàn cả nước có gần 47% số mẫu không đạt so với công bố áp dụng về hàm lượng hữu cơ, 46% mẫu không đạt về hàm lượng đạm, 33% mẫu không đạt về hàm lượng lân dễ tiêu…
Khó kiểm soát - vì sao?
Cục Quản lý thị trường cho biết, đến nay vẫn chưa có Thông tư hướng dẫn cụ thể các quy định về điều kiện sản xuất phân bón và các loại phân bón phải công bố hợp quy, hợp chuẩn theo Nghị định số 202/2013/NĐ-CP về quản lý phân bón.
Bên cạnh đó, bằng mắt thường khó thể nhận biết phân bón giả, phân bón kém chất lượng. Trong khimáy móc thiết bị hỗ trợ nhận biết còn thiếu, chi phí mua mẫu kiểm tra cao, trong khi lực lượng Quản lý thị trường còn mỏng dẫn tới nhiều hạn chế, khó khăn.
Hơn nữa, lâu nay việc kiểm tra, kiểm soát mới chỉ dừng lại ở việc kiểm tra điều kiện kinh doanh, nguồn gốc của phân bón nhập khẩu mà chưa chú trọng đi sâu vào kiểm tra chất lượng phân bón nhập khẩu trước khi đưa vào lưu thông, khiến việc chất lượng phân bón nhập khẩu bị thả nổi.
Phân bón giả, kém chất lượng phổ biến trên thị trường không chỉ ảnh hưởng đến những nhà sản xuất chân chính, mà nghiêm trọng hơn còn khiến cho cây trồng chậm phát triển, năng suất giảm, gây tổn thất nặng nề cho bà con nông dân. Mặc dù các cơ quan quản lý thường xuyên ra quân kiểm tra, song thực trạng trên chẳng những không giảm, mà còn có chiều hướng gia tăng.
Vậy, vấn đề cần nhìn nhận hiện nay là vì sao khó kiểm soát tình trạng phân bón giả, kém chất lượng và cần có những biện phápnàođể giảm thiểu và ngăn chặn tình trạng này.
Có thể bạn quan tâm

Sau khi có điện lưới quốc gia, người dân Lý Sơn vui mừng khôn xiết. Với các chủ tàu cá thì niềm vui ấy được nhân đôi, vì giờ đây trên đảo đã có cơ sở sửa chữa tàu thuyền, họ không còn phải tốn chi phí, thời gian đưa tàu vào đất liền để sửa chữa một khi bị hư hỏng.

Thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TƯ, ngày 5/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X), Chương trình hành động số 72-CTHĐ/ TU, ngày 31/12/2008 của Tỉnh ủy (khóa XV) Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2010-2020 của Chính phủ, trong những năm qua, tình hình xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã đạt được một số kết quả bước đầu rất quan trọng.

Ông Nguyễn Quốc Khẩn (người trồng hoa ở Thánh Mẫu, phường 7, Đà Lạt) cho biết: “Ngày lễ tình nhân chỉ có hoa hồng tăng giá đột biến, nhưng ngày lễ Phụ nữ Việt Nam 20.10, thì các loại hoa đều tăng giá, người trồng hoa phấn khởi lắm”. Riêng hoa hồng, do nhiều vườn hoa ở Đà Lạt bị bệnh quăn lá, thối nụ, khiến sản lượng giảm sút hơn mọi năm.

Phát biểu tại diễn đàn các doanh nghiệp nông nghiệp, được Bộ NN&PTNT tổ chức ngày 15-10 ở Hà Nội, chủ tịch Hiệp hội Mía đường VN Nguyễn Thành Long cho biết hiện lượng đường tồn kho rất lớn, trước đây mỗi tháng doanh nghiệp có thể tiêu thụ 130.000-140.000 tấn đường, nhưng hiện chỉ tiêu thụ được trên 60.000 tấn, số còn lại là thị phần của đường lậu.

Đó là con số nhập khẩu thịt của VN trong năm 2014 được ông Nguyễn Đăng Vang, chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi VN, đưa ra tại hội thảo “Cơ hội và thách thức của ngành chăn nuôi VN khi tham gia TPP” trong khuôn khổ Hội chợ triển lãm quốc tế chăn nuôi VN (Vietstock 2014) diễn ra ngày 15-10 ở TP.HCM.