Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phân bón giả hoành hành nhưng kết quả xử lý lại êm đẹp

Phân bón giả hoành hành nhưng kết quả xử lý lại êm đẹp
Ngày đăng: 04/11/2015

Đại biểu Cương dẫn thông tin báo chí, mỗi năm nước ta thiệt hại khoảng 2 tỷ USD do việc sử dụng phân bón giả, phân bón kém chất lượng.

Hàng năm trong nhiều nghìn tỷ đồng tiền bán phân bón được thu từ túi tiền người nông dân có tỷ lệ lớn số tiền mua phải phân bón giả, phân bón kém chất lượng.

 

Đại biểu quốc hội Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận)

"Chính điều đó đã gây thiệt hại không nhỏ cho người nông dân, cho nông nghiệp và nền kinh tế quốc gia.

Thực trạng này rất dễ nhận thấy nhưng giải pháp khắc phục cho đến nay chưa hiệu quả, việc xử lý chưa nghiêm minh.

Nhiều năm qua nông dân cả nước vẫn tiếp tục khốn đốn với các loại phân bón giả, phân bón dởm, kém chất lượng và ngày càng tràn lan.

Người nông dân không có cách nào đề phân biệt thực hư khi mua phân bón.

Thực trạng phân bón giả như một loại dịch bệnh vô phương cứu chữa, dường như đổ hết lên vai người nông dân" – đại biểu Cương trăn trở.

Đại biểu tỉnh Ninh Thuận cũng dẫn số liệu, nước ta có xấp xỉ 5.300 các loại phân bón trong danh mục chính thức, có gần 1.000 loại đã được cấp xong giấy hợp chuẩn, hợp quy, bên cạnh đó là các loại phân bón truyền thống nằm ngoài danh mục, ước tính cũng khoảng 1.000 loại nữa.

Như vậy thị trường phân bón đang tồn tại khoảng 7.000 chủng loại phân bón, gồm phân bón hóa học, phân bón hữu cơ, phân bón hữu cơ khoáng, phân bón vi lượng, phân bón tưới rễ, phân bón lá.

Việc có quá nhiều số lượng chủng loại phân bón khiến cho công tác quản lý, kinh doanh cũng như việc hướng dẫn sử dụng cho nông dân gặp nhiều khó khăn.

Chính vì những tồn tại như vậy nên phân bón giả, phân bón kém chất lượng, phân bón nhái có cơ hội trà trộn và tung hoành vào thị trường phân bón.

"Đó cũng là câu trả lời tại sao năng suất của chúng ta thấp, chất lượng sản phẩm không cao, chất lượng sản xuất nông nghiệp qua nhiều năm không tăng" – đại biểu Cương nói.

Vị đại biểu này cũng dẫn chứng thêm, các quốc gia có tỷ trọng nông nghiệp lớn và những quốc gia phát triển chỉ sử dụng 20 -30 loại phân bón.

Thái Lan một quốc gia có nền nông nghiệp phát triển cũng chỉ sử dụng khoảng 100 chủng loại phân bón cho nông nghiệp.

"Không hiểu tại sao nước ta lại sản xuất, kinh doanh và sử dụng nhiều chủng loại phân bón đến như vậy.

Những năm gần đây đã có những lần kiểm tra cơ sở sản xuất phân bón đang sản xuất và lưu hành trên thị trường, qua phát hiện 50% mẫu phân bón không đạt tiêu chuẩn chất lượng như đăng ký và công bố trên bao bì.

Còn rất nhiều các cuộc thanh tra, kiểm tra phát hiện những loại phân bón kém chất lượng ở nhiều địa phương nhưng kết quả đều xử lý êm đẹp, để rồi nông dân của cả xã, cả huyện, cả tỉnh phải tiếp tục chịu nạn phân bón giả, phân bón kém chất lượng" – đại biểu nêu ra.

Theo đại biểu Cương, vụ việc sản xuất phân bón giả của Công ty CP Sản xuất Thương mại Thuận Phong (Đồng Nai) do Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả quốc gia (Ban chỉ đạo 389) phanh phui là điển hình về sự nương nhẹ của chính quyền địa phương.

Đến khi có chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ và Bộ Công an vào cuộc thì vụ việc mới dần được làm sáng tỏ.


Có thể bạn quan tâm

Khắc khoải nguyên liệu sạch Khắc khoải nguyên liệu sạch

Trong khi nhiều mặt hàng nông, thủy sản đang gặp khó về đầu ra thì vẫn có không ít doanh nghiệp tuyên bố: Thị trường không thiếu, giá cả không tệ, nhưng cái chúng ta đang thiếu lớn nhất chính là nguyên liệu sạch!

26/10/2015
Rủ nhau đi bắt cá con Rủ nhau đi bắt cá con

Cá con vớt lên bờ, có thể bán ngay tại chỗ; cá chưa phân loại được bán với giá 100.000 đồng/kg, nếu đã phân loại thì cá rễ tre có giá tới 200.000 đồng/kg, các loại cá khác khoảng 80.000 đồng/kg.

26/10/2015
Khuyến cáo một số giải pháp cho vụ nuôi cá tra cuối năm Khuyến cáo một số giải pháp cho vụ nuôi cá tra cuối năm

Theo Chi cục Thủy sản Tiền Giang dự báo trong những tháng cuối năm, thị trường xuất khẩu cá tra tiếp tục gặp khó khăn, nên ảnh hưởng đến khả năng tiêu thụ cá tra nguyên liệu.

26/10/2015
Nhất cử lưỡng lợi Nhất cử lưỡng lợi

“Trời” thương nên tôm hùm con còn tiếp tục xuất hiện. Nhưng buồn là nạn đánh bắt tôm hùm con vẫn không ngớt hoành hành; không chỉ tước dần cơ hội hồi sinh cho “mỏ tôm hùm” vang danh một thuở mà còn đe dọa an ninh, an toàn của Cảng Chân Mây.

26/10/2015
Đừng để ngư dân tự bơi ra biển Đừng để ngư dân tự bơi ra biển

Tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) ngành thủy sản được coi có nhiều lợi thế. Nhưng, để có thể “vươn ra biển lớn” không thể để ngư dân “tự bơi” như hiện nay, mà cần những giải pháp cụ thể, đồng bộ, để nghề khai thác thủy sản phát triển vững chắc.

26/10/2015