Phân bón cho vụ bưởi tết

Hội thảo thu hút hơn 200 nhà vườn trồng bưởi Năm Roi.
Để phục vụ cho nhà vườn trồng bưởi, Cty giới thiệu các sản phẩm mới bón qua rễ và phân bón qua lá như CP – One 15-5-20; Uro -1;
Sitto PHAT 20-20-15- 3SiO2 +TE; Sitto CNB… sản phẩm tan nhanh giúp giữ lượng đạm hữu dụng trong đất kéo dài thời gian cung cấp đạm cho cây trồng từ 15 - 20 ngày.
Nhà vườn Nguyễn Hữu Tuấn có 17 năm trồng bưởi Năm Roi ở xã Mỹ Hòa với diện tích 1,3 ha cho biết:
"Lúc trước sử dụng các loại phân bón thông thường bưởi chỉ đạt năng suất khoảng 3 - 3,5 tấn trái/công/năm, nhưng 2 năm nay tôi sử dụng phân bón của Sitto giúp rễ hấp thu nhanh, đâm tược mạnh, tỷ lệ đậu trái cao và ít bị rụng trái…
Năm rồi gia đình thu hoạch đạt 4 tấn/công/năm, tỷ lệ trái đạt loại nhất từ 30 - 40%, cao hơn 5 - 8% so với sử dụng phân khác.
Sau khi trừ hết chi phí cho lãi gần 320 triệu đồng/năm".
Ông Lâm Phước Thành, Trưởng trạm BVTV TX.
Bình Minh cho biết, toàn thị xã có 3.225 ha bưởi Năm Roi, mận xanh đường, thanh long, vú sữa lò rèn, sầu riêng; trong đó vườn đang trong giai đoạn cho trái trên 3.000 ha.
Từ đầu năm đến nay, nông dân thị xã Bình Minh đưa ra thị trường trên 32.200 tấn trái cây các loại, tăng 293 tấn so với cùng kỳ năm ngoái.
Sau khi trừ các khoản chi phí, nông dân có thu nhập từ 100 - 170 triệu đồng/ha/năm, riêng cây bưởi Năm Roi thu nhập từ 250 - 350 triệu đồng/ha/năm.
"Nhằm từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm và tạo đầu ra ổn định cho mặt hàng trái cây, thời gian qua thị xã được đầu tư thực 2 mô hình SX bưởi Năm Roi theo tiểu chuẩn GlobalGAP, với quy mô gần 47ha ở xã Mỹ Hòa.
Để xây dựng được thương hiệu bưởi Mỹ Hòa hướng đến XK quan trọng nhất là khâu chọn đúng loại phân bón, đặc biệt là phân Sitto giúp trái ngon ngọt, năng suất cao, tăng lợi nhuận", ông Thành nói.
Có thể bạn quan tâm

Cần cù, chịu khó cộng với sự đầu tư “bài bản”, nghề trồng lúa cũng có thể làm giàu. Đó là 3 anh em: Đặng Duy Phán, Đặng Duy Phú, Đặng Duy Trung ở thôn Thuận Hòa, xã Hương Phong (TX Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế).

Lúc mới vào vụ, giá hành tím được đẩy lên đến 25.000 đồng/kg. Nhưng, khi càng cận ngày Tết Nguyên đán 2015, giá hành càng giảm mạnh và đến khi vụ hành mùa (hành chính vụ) chính thức bước vào thu hoạch, người trồng hành tím mới vỡ mộng vì hầu như không có doanh nghiệp xuất khẩu nào đến thu mua.

Vốn là loại cây dễ trồng, đầu tư ít, thích hợp với nông dân ít vốn nên dù năm được, năm mất, cây sắn (mì) vẫn gắn bó với người dân Tây Nguyên như một cây xóa nghèo. Tuy nhiên trong 5 năm trở lại đây, diện tích trồng sắn tăng khá nhanh, đang phá vỡ quy hoạch cơ cấu cây trồng và phát triển thiếu bền vững.

Theo tin từ Chi cục Bảo vệ thực vật (Sở NN&PTNT), vụ xuân năm nay, toàn tỉnh Quảng Ninh trồng trên 3.000ha ngô tập trung chủ yếu tại các huyện, thị miền Đông như: Bình Liêu, Tiên Yên, Hải Hà, Đầm Hà, Móng Cái…

Giá mía liên tục giảm trong nhiều năm, người thu mua thì ép cấp ép giá, cộng với những rủi ro về sâu bệnh, hạn hán… khiến đời sống của người trồng mía lâm vào cảnh lao đao.