Phân bón cho vụ bưởi tết

Hội thảo thu hút hơn 200 nhà vườn trồng bưởi Năm Roi.
Để phục vụ cho nhà vườn trồng bưởi, Cty giới thiệu các sản phẩm mới bón qua rễ và phân bón qua lá như CP – One 15-5-20; Uro -1;
Sitto PHAT 20-20-15- 3SiO2 +TE; Sitto CNB… sản phẩm tan nhanh giúp giữ lượng đạm hữu dụng trong đất kéo dài thời gian cung cấp đạm cho cây trồng từ 15 - 20 ngày.
Nhà vườn Nguyễn Hữu Tuấn có 17 năm trồng bưởi Năm Roi ở xã Mỹ Hòa với diện tích 1,3 ha cho biết:
"Lúc trước sử dụng các loại phân bón thông thường bưởi chỉ đạt năng suất khoảng 3 - 3,5 tấn trái/công/năm, nhưng 2 năm nay tôi sử dụng phân bón của Sitto giúp rễ hấp thu nhanh, đâm tược mạnh, tỷ lệ đậu trái cao và ít bị rụng trái…
Năm rồi gia đình thu hoạch đạt 4 tấn/công/năm, tỷ lệ trái đạt loại nhất từ 30 - 40%, cao hơn 5 - 8% so với sử dụng phân khác.
Sau khi trừ hết chi phí cho lãi gần 320 triệu đồng/năm".
Ông Lâm Phước Thành, Trưởng trạm BVTV TX.
Bình Minh cho biết, toàn thị xã có 3.225 ha bưởi Năm Roi, mận xanh đường, thanh long, vú sữa lò rèn, sầu riêng; trong đó vườn đang trong giai đoạn cho trái trên 3.000 ha.
Từ đầu năm đến nay, nông dân thị xã Bình Minh đưa ra thị trường trên 32.200 tấn trái cây các loại, tăng 293 tấn so với cùng kỳ năm ngoái.
Sau khi trừ các khoản chi phí, nông dân có thu nhập từ 100 - 170 triệu đồng/ha/năm, riêng cây bưởi Năm Roi thu nhập từ 250 - 350 triệu đồng/ha/năm.
"Nhằm từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm và tạo đầu ra ổn định cho mặt hàng trái cây, thời gian qua thị xã được đầu tư thực 2 mô hình SX bưởi Năm Roi theo tiểu chuẩn GlobalGAP, với quy mô gần 47ha ở xã Mỹ Hòa.
Để xây dựng được thương hiệu bưởi Mỹ Hòa hướng đến XK quan trọng nhất là khâu chọn đúng loại phân bón, đặc biệt là phân Sitto giúp trái ngon ngọt, năng suất cao, tăng lợi nhuận", ông Thành nói.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 18/11/2015, tại Bạc Liêu, Bộ NN và PTNT đã phối hợp với UBND tỉnh Bạc Liêu tổ chức Hội nghị “Quản lý nuôi và phòng, chống dịch bệnh trên tôm nuôi nước lợ”. Thứ trưởng Bộ NN và PTNT Vũ Văn Tám và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Lê Minh Chiến đồng chủ trì Hội nghị.

Đến cổng làng Sơn Hải 1, xã Phước Dinh, huyện Ninh Phước (Ninh Thuận) hỏi ông Tu Thanh Hường, ai cũng biết. Bà con ở đây nói ông là nông dân đi lên từ hai bàn tay trắng, vượt qua khó khăn thử thách để làm giàu, trở thành ông chủ trang trại tiền tỷ trên vùng cát hoang vu.

Với tiềm năng rất lớn, việc nuôi cá trên các hồ chưa thủy lợi, thủy điện đang trở thành một hướng đi mới trong nuôi trồng thủy sản, phát triển kinh tế, xã hội của các địa phương.

Những năm gần đây, bệnh gan thận mủ (GTM) hoành hành trên cá tra gây thiệt hại lớn cho bà con nông dân, thậm chí nhiều trường hợp tỷ lệ hao hụt trong nuôi cá tra thương phẩm lên đến 50%.

Thời điểm này, số lượng đàn heo đen tại huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) đang ở mức cao nhất nhằm phục vụ cho thị trường tết Nguyên đán sắp tới. Tuy nhiên, tập quán chăn nuôi thả rông không mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn để lại hệ lụy môi trường.