Phân bón BM cùng nông dân làm vườn

Sáng 4/11, tại Bến Tre, Cty phân bón Behn Meyer của Đức (BM) đã tổng kết cuộc thi "Cùng nông dân làm vườn".
Cuộc thi là sự kết hợp của 40 nhà vườn, nhà khoa học và doanh nghiệp, với tiêu chí sử dụng đúng loại phân bón, áp dụng đúng kỹ thuật, ít sâu bệnh, giảm ô nhiễm môi trường, năng suất cao và mang lại chất lượng cho cây sầu riêng và cây bưởi da xanh.
Nhiều hộ nông khi tham gia phấn khởi khi thấy có sự quan tâm mạnh mẽ từ các bên và mang lại năng suất cao cho vườn cây ăn trái vì sử dụng phân BM.
Ông Nguyễn Thanh Trường, người đoạt giải nhất cuộc thi cho biết: “Tôi vô cùng sung sướng trước năng suất trái cây sầu riêng khi dùng sản phẩm Novatec Premium 15-3-20 cho cây sau đậu trái, trái đầy múi, cơm vàng khô, và ngọt.
Khi thu hoạch thương lái vào tận vườn mua giá cao hơn ngoài thị trường từ 2.000 - 5.000 đồng/kg”.
Còn ông Nguyễn Thành Minh, Tổ phó Tổ hợp tác (THT) bưởi da xanh Phú Thành, ở xã Thới Sơn huyện Châu Thành (Bến Tre) cho biết: Hiện THT đang áp dụng SX bưởi da xanh theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP cho năng suất khá cao, chất lượng tốt, tăng thu nhập và lợi nhuận, hầu hết có đầu ra cho sản phẩm do thực hiện tốt liên kết “4 nhà” trong SX.
Cụ thể, THT bưởi da xanh Phú Thành có tổng diện tích 47,6ha, có 80 hộ tham gia, thực hiện theo tiêu chuẩn VietGAP 18 hộ, diện tích 8,5ha.
Năng suất 12,5 tấn so với không thực hiện theo VietGAP chỉ đạt 8 tấn.
Lợi nhuận 275 triệu/ha/năm, cao gấp đôi so với SX bình thường.
Thời gian qua THT được Cty BM cùng nhà khoa học ở Trường ĐH Cần Thơ xuống hướng dẫn nông dân trong THT SX bưởi đã đem lại hiệu quả khá cao.
Bên cạnh đó nhờ sử dụng phân BM của Đức giúp cho trái sai, bóng, tỷ lệ đạt loại nhất tăng 3 - 5%/vụ.
Ông Tạ Duy Linh, GĐ Marketing Cty phân bón Behn Meyer cho biết: Sang các vụ tới Cty sẽ nhân rộng cuộc thi “Cùng nông dân làm vườn" ở các tỉnh ĐBSCL trên nhiều loại cây trồng để được nhiều người dân tiếp cận với phân bón phức hợp đủ dưỡng chất phục vụ cho các loại cây ăn trái, nhằm giảm lượng phân bón cũng như giảm chi phí SX cho nông dân nhưng vẫn đem lại hiệu quả cao nhất.
Có thể bạn quan tâm

Chi cục sẽ tiếp tục tăng cường tuyên truyền, vận động người dân sinh sống tại các xã ven biển, ven đầm chung tay với chính quyền địa phương tham gia bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Đồng thời, thường xuyên tổ chức các đợt tuần tra, kiểm soát tại các điểm nóng, kịp thời xử lý các đối tượng vi phạm

Thời tiết đang rét đậm kèm theo gió mùa Đông Bắc nên sức đề kháng của vật nuôi và thủy sản giảm, sinh trưởng phát triển chậm, dễ mắc bệnh, thậm chí có thể chết rét hàng loạt nếu như không có biện pháp phòng, chống kịp thời

Những năm qua, tỷ lệ tổn thất sau thu hoạch trong khai thác hải sản của ngư dân Tiền Giang lên đến 30%. Nguyên nhân chính là do hầm bảo quản không đảm bảo, phương pháp bảo quản còn lạc hậu, khiến chất lượng hải sản giảm sút. Do đó, việc nâng cấp hầm bảo quản, áp dụng các phương pháp bảo quản tiên tiến là vô cùng cần thiết, để giảm tổn thất sau thu hoạch.

“Thời tiết xấu, ngư dân chúng tôi không dám đùa giỡn với tính mạng và tài sản của mình nên phải cho tàu nằm bờ gần một tháng nay”, thuyền trưởng Nguyễn Công (chủ tàu BĐ 95279, trú huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định) đang neo đậu tàu tại Âu thuyền Thọ Quang, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng chia sẻ.

Ngày 19-12, Sở KH&CN tổ chức nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu một số bệnh thường gặp trên một số loài cá biển nuôi tại BR-VT, đề xuất giải pháp phòng trị” do Thạc sĩ Bùi Quang Mạnh, Phân viện Nghiên cứu Hải sản phía Nam làm chủ nhiệm đề tài; Hội đồng nghiệm thu đã xếp đề tài loại Khá. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là xác định tác nhân gây bệnh thường gặp trên cá biển nuôi (mú, hồng, chẽm và cá bớp) tại BR-VT và đề xuất giải pháp phòng trị bệnh. Thời gian nghiên cứu từ tháng 11-2012 đến tháng 8-2014.