Phân bón BM cùng nông dân làm vườn

Sáng 4/11, tại Bến Tre, Cty phân bón Behn Meyer của Đức (BM) đã tổng kết cuộc thi "Cùng nông dân làm vườn".
Cuộc thi là sự kết hợp của 40 nhà vườn, nhà khoa học và doanh nghiệp, với tiêu chí sử dụng đúng loại phân bón, áp dụng đúng kỹ thuật, ít sâu bệnh, giảm ô nhiễm môi trường, năng suất cao và mang lại chất lượng cho cây sầu riêng và cây bưởi da xanh.
Nhiều hộ nông khi tham gia phấn khởi khi thấy có sự quan tâm mạnh mẽ từ các bên và mang lại năng suất cao cho vườn cây ăn trái vì sử dụng phân BM.
Ông Nguyễn Thanh Trường, người đoạt giải nhất cuộc thi cho biết: “Tôi vô cùng sung sướng trước năng suất trái cây sầu riêng khi dùng sản phẩm Novatec Premium 15-3-20 cho cây sau đậu trái, trái đầy múi, cơm vàng khô, và ngọt.
Khi thu hoạch thương lái vào tận vườn mua giá cao hơn ngoài thị trường từ 2.000 - 5.000 đồng/kg”.
Còn ông Nguyễn Thành Minh, Tổ phó Tổ hợp tác (THT) bưởi da xanh Phú Thành, ở xã Thới Sơn huyện Châu Thành (Bến Tre) cho biết: Hiện THT đang áp dụng SX bưởi da xanh theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP cho năng suất khá cao, chất lượng tốt, tăng thu nhập và lợi nhuận, hầu hết có đầu ra cho sản phẩm do thực hiện tốt liên kết “4 nhà” trong SX.
Cụ thể, THT bưởi da xanh Phú Thành có tổng diện tích 47,6ha, có 80 hộ tham gia, thực hiện theo tiêu chuẩn VietGAP 18 hộ, diện tích 8,5ha.
Năng suất 12,5 tấn so với không thực hiện theo VietGAP chỉ đạt 8 tấn.
Lợi nhuận 275 triệu/ha/năm, cao gấp đôi so với SX bình thường.
Thời gian qua THT được Cty BM cùng nhà khoa học ở Trường ĐH Cần Thơ xuống hướng dẫn nông dân trong THT SX bưởi đã đem lại hiệu quả khá cao.
Bên cạnh đó nhờ sử dụng phân BM của Đức giúp cho trái sai, bóng, tỷ lệ đạt loại nhất tăng 3 - 5%/vụ.
Ông Tạ Duy Linh, GĐ Marketing Cty phân bón Behn Meyer cho biết: Sang các vụ tới Cty sẽ nhân rộng cuộc thi “Cùng nông dân làm vườn" ở các tỉnh ĐBSCL trên nhiều loại cây trồng để được nhiều người dân tiếp cận với phân bón phức hợp đủ dưỡng chất phục vụ cho các loại cây ăn trái, nhằm giảm lượng phân bón cũng như giảm chi phí SX cho nông dân nhưng vẫn đem lại hiệu quả cao nhất.
Có thể bạn quan tâm

Cũng là làm nông, nhưng từ lâu trồng cây bông lài đối với những người ở thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh, được xem là một nghề truyền thống. Bởi, cây bông lài được trồng tập trung ở một vài khu vực vùng ven thành phố và hầu hết các hộ trồng lài đều đã có thâm niên trong nghề ít nhất là từ 10 - 40 năm. Nghề trồng bông lài không phải nhọc nhằn một nắng hai sương, nhưng nguồn thu mang lại khá cao và ổn định.

Trước tình hình sản xuất mía gặp nhiều khó khăn như chi phí đầu tư tăng cao, giá cả trồi sụt thất thường, đầu ra bấp bênh, điều kiện tự nhiên không phù hợp,... khiến cho nhiều nông dân trồng mía trên địa bàn tỉnh Hậu Giang thua lỗ, buộc lòng phải chuyển sang cây trồng khác.

Hiện nay, mùa mưa lũ đang đến gần, ngành Thủy sản tỉnh yêu cầu người nuôi tôm trên địa bàn tỉnh khẩn trương thu hoạch những diện tích tôm còn lại và có biện pháp bảo vệ an toàn những diện tích nuôi tôm trên cát, nhằm tránh thiệt hại do mưa lũ.

Không chỉ dừng lại ở cá tầm, cá quả, cá trê, ốc, ếch... mà vừa có thêm cá trắm được đưa vào danh sách vật nuôi được cơ quan chức năng phát hiện có tình trạng nhập lậu từ nước ngoài.

Theo Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản thuộc Sở NN-PTNT Bình Định, qua kiểm tra tình hình sử dụng lưới lồng (hay còn gọi là lờ dây, lờ bát quái) đã phát hiện trên địa bàn 26 xã, phường ven biển có 1.205 hộ ngư dân với 85.057 phương tiện lưới lồng đang sử dụng để khai thác thủy sản.