Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phân biệt lựu Trung Quốc và lựu Việt Nam

Phân biệt lựu Trung Quốc và lựu Việt Nam
Ngày đăng: 07/09/2015

Lựu là trái cây chứa nhiều vitamin giúp nâng cao thể trạng của cơ thể và làn da thêm căng đẹp. Đặc biệt lựu còn có tác dụng trong việc phòng bệnh về khớp, tim, ung thư… Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường có rất nhiều lựu Trung Quốc được bày bán.

Những quả này chứa nhiều chất bảo quản gây hại cho người sử dụng nhiều, thậm chí gây vô sinh. Vì thế, người tiêu dùng cần nhận biết một số đặc điểm để phân biệt lựu Trung Quốc với lựu Việt Nam tránh trình trạng 'tiền mất tật mang'.

Phân biệt lựu Trung Quốc qua hình dáng và màu sắc bên ngoài

Lựu Trung Quốc có kích thước lớn hơn, vỏ ngoài mịn, căng tròn, màu trắng hồng. Trong khi đó, lựu trong nước thường nhỏ hơn, da sần sùi hoặc bị nám, vỏ thường có màu xanh, đỏ dần khi chín. Khi bổ quả lựu ra, lựu Trung Quốc thường có hạt đỏ rực, bắt mắt, các hạt đều nhau.

Lựu Việt Nam tuy quả nhỏ nhưng hạt nhiều, hạt có màu nhạt hơn, nhiều nước, ăn vào thấy vị mát dịu. Dùng mũi ngửi hạt lựu bên trong sẽ thấy lựu trong nước có mùi thanh, lựu Trung Quốc thường không mùi hoặc mùi của hoá chất.

Lựu Việt Nam trái nhỏ, màu da xanh phân biệt với lựu Trung Quốc quả to, da mỏng, trắng hồng

Do sử dụng nhiều chất bảo quản, lựu Trung Quốc thường có thời gian bảo quản lâu hơn, thậm chí vài tháng trời mà quả trông vẫn tươi. Vì thế, thời gian bán lựu Trung Quốc thường sớm hơn và dài hơn. Trong khi đó, lựu trong nước có thời gian thu hoạch từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau và nhanh bị hỏng, héo hơn.

Để giảm bớt những lượng hóa chất có thể đưa vào cơ thể, sau khi mua lựu về, chị em cần có những bước xử lý đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Thêm vào đó, không nên lựa chọn những trái lựu đã hỏng, có mùi lạ.


Có thể bạn quan tâm

Các Biện Pháp Hữu Hiệu Phòng Ngừa Bệnh Ở Cá Biển Nuôi Lồng Các Biện Pháp Hữu Hiệu Phòng Ngừa Bệnh Ở Cá Biển Nuôi Lồng

Trong môi trường tự nhiên, ít khi xảy ra hiện tượng cá bị bệnh chết với một số lượng lớn, nếu các điều kiện môi trường không trở nên xấu đi. Trong môi trường tự nhiên, cá có một cuộc sống bình an, tự do di chuyển và ít khi bị chết

02/06/2011
Nghề Nuôi Vịt Chạy Đồng Ở Huyện Cai Lậy (Tiền Giang) Nghề Nuôi Vịt Chạy Đồng Ở Huyện Cai Lậy (Tiền Giang)

Khi vụ lúa hè thu chính vụ ở huyện Cai Lậy (Tiền Giang) thu hoạch rộ cũng bắt đầu "mùa" của nghề nuôi vịt chạy đồng. Những năm qua, tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, người nuôi vịt chạy đồng bao phen "chìm nổi" với nghề.

05/10/2012
Xuất Hiện Bệnh Lạ Hại Lúa Nếp Xuất Hiện Bệnh Lạ Hại Lúa Nếp

Ngày 4-10, các chuyên gia của Đại học Nông nghiệp I và Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Hải Dương đã đến xã Quyết Thắng (Thanh Hà) lấy mẫu xét nghiệm giống lúa nếp lai bị một loại bệnh lạ gây thối thân lúa.

06/10/2012
Trồng (Dọc Mùng) Bạc Hà Trúng Mùa Trồng (Dọc Mùng) Bạc Hà Trúng Mùa

Nhắc đến xã Thạnh Hội (Tân Uyên) người ta thường nghĩ ngay đến hình ảnh “cù lao hành”. Nhưng đến Thạnh Hội vào thời điểm này cây hành dường như đã trở thành “thứ yếu” vì cây bạc hà mới là cây trồng chủ lực.

14/02/2011
Nuôi Cá Lóc Bông Nuôi Cá Lóc Bông

Tính bình quân mỗi năm, lão nông Nguyễn Văn Ký, 73 tuổi, ấp 3, xã Phú Minh, huyện Tam Nông (Đồng Tháp) có thể kiếm được khoảng 100 triệu đồng từ việc bán con giống cá lóc bông, hiệu quả hơn hẳn làm lúa.

07/10/2012