Phân biệt lựu Trung Quốc và lựu Việt Nam

Lựu là trái cây chứa nhiều vitamin giúp nâng cao thể trạng của cơ thể và làn da thêm căng đẹp. Đặc biệt lựu còn có tác dụng trong việc phòng bệnh về khớp, tim, ung thư… Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường có rất nhiều lựu Trung Quốc được bày bán.
Những quả này chứa nhiều chất bảo quản gây hại cho người sử dụng nhiều, thậm chí gây vô sinh. Vì thế, người tiêu dùng cần nhận biết một số đặc điểm để phân biệt lựu Trung Quốc với lựu Việt Nam tránh trình trạng 'tiền mất tật mang'.
Phân biệt lựu Trung Quốc qua hình dáng và màu sắc bên ngoài
Lựu Trung Quốc có kích thước lớn hơn, vỏ ngoài mịn, căng tròn, màu trắng hồng. Trong khi đó, lựu trong nước thường nhỏ hơn, da sần sùi hoặc bị nám, vỏ thường có màu xanh, đỏ dần khi chín. Khi bổ quả lựu ra, lựu Trung Quốc thường có hạt đỏ rực, bắt mắt, các hạt đều nhau.
Lựu Việt Nam tuy quả nhỏ nhưng hạt nhiều, hạt có màu nhạt hơn, nhiều nước, ăn vào thấy vị mát dịu. Dùng mũi ngửi hạt lựu bên trong sẽ thấy lựu trong nước có mùi thanh, lựu Trung Quốc thường không mùi hoặc mùi của hoá chất.
Lựu Việt Nam trái nhỏ, màu da xanh phân biệt với lựu Trung Quốc quả to, da mỏng, trắng hồng
Do sử dụng nhiều chất bảo quản, lựu Trung Quốc thường có thời gian bảo quản lâu hơn, thậm chí vài tháng trời mà quả trông vẫn tươi. Vì thế, thời gian bán lựu Trung Quốc thường sớm hơn và dài hơn. Trong khi đó, lựu trong nước có thời gian thu hoạch từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau và nhanh bị hỏng, héo hơn.
Để giảm bớt những lượng hóa chất có thể đưa vào cơ thể, sau khi mua lựu về, chị em cần có những bước xử lý đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Thêm vào đó, không nên lựa chọn những trái lựu đã hỏng, có mùi lạ.
Có thể bạn quan tâm

Các chuyên gia, những người ủng hộ và các nhà báo tại các nước quốc đảo đã chia sẻ thông tin và kinh nghiệm về giá trị và tính kinh tế của ngành công nghiệp cá ngừ Thái Bình Dương ở đây tại thủ đô của Fiji ngày hôm qua.

Phòng nuôi trồng thủy sản của Trung tâm Phát triển Nghề cá Đông Nam Á (SEAFDEC) đã phát triển công nghệ nuôi cua lột (cua bùn), đang có giá tăng cao trên thị trường. Cua giống để nuôi được thu hoạch từ thiên nhiên. Tuy nhiên, việc sử dụng cua giống từ các trại ương đang được khuyến khích để giảm khai thác từ nguồn lợi tự nhiên.

Iceland không phải thành viên của EU nên được XK vào Nga. Phía Iceland có các nhà cung cấp trong khi nhu cầu mua mới xuất hiện ở Nga. Các mặt hàng XK chính của Iceland sang Nga là thủy sản và sản phẩm từ cá, và Iceland hy vọng việc cung cấp sản phẩm này phát triển.

Theo đại diện Liên minh Nuôi trồng thủy sản toàn cầu (GAA), thiếu đầu tư tài chính vẫn còn là thách thức lớn cho ngành nuôi trồng thủy sản toàn cầu.

Năm ngoái, iPrisco, một trong những nhà sản xuất điệp lớn nhất của Peru, đã XK 2.500 tấn điệp đông lạnh. Công ty này có 60% lượng hàng XK sang châu Âu và 40% XK sang Mỹ. Doanh số bán hàng của công ty phản ánh xu hướng chung của XK điệp Peru. Hai thị trường chính là Pháp – với điệp trứng và Mỹ- với loại không trứng.