Phân biệt bắp cải Trung Quốc lập lờ nguồn gốc Đà Lạt, Sa Pa

Thế nhưng thực tế, phải đến tháng 11, các vùng chuyên canh rau nước ta mới bắt đầu thu hoạch bắp cải vụ sớm; vụ chính thu hoạch vào các tháng 1 - 2 năm sau, còn vụ muộn thu hoạch vào các tháng 2 - 3.
Bắp cải Trung Quốc (bên trái) và bắp cải Đà Lạt.
Một số chuyên gia nông nghiệp cũng nhận định phần lớn lượng bắp cải nói trên là của Trung Quốc.
Bắp cải là cây ưu hàn; phát triển thuận lợi, ít sâu bệnh và cho năng suất cao trong điều kiện nhiệt độ tương đối thấp. Bởi thế mùa này ở Việt Nam hầu như bắp cải chỉ được trồng ở các vùng mát mẻ như Đà Lạt, Sa Pa… với sản lượng hạn chế, làm gì có nhiều để bán tràn lan như thế?
Theo thống kê của cơ quan chức năng, từ đầu năm đến nay đã có hơn 10.000 tấn bắp cải nhập vào Việt Nam. Đó là chưa kể lượng rau được vận chuyển qua đường tiểu ngạch. Bắp cải chủ yếu nhập về từ các tỉnh phía Nam Trung Quốc.
Tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) trồng rất nhiều bắp cải và hiện đang vào mùa thu hoạch với giá chỉ hơn nửa tệ (gần 2.000 đồng) một bắp cải khoảng 1kg, trong khi giá bán tại các chợ ở Việt Nam từ 8.000 - 10.000 đồng/kg.
Vân Nam tiếp giáp với mười mấy huyện thuộc bốn tỉnh phía Bắc của Việt Nam nên ngoài lượng bắp cải nhập qua các cửa khẩu thì số bắp cải nhập lậu hẳn không nhỏ và không hề được kiểm dịch. Bởi thế người tiêu dùng nghi ngại về chất lượng cũng như sự đảm bảo về vệ sinh an toàn của bắp cải Trung Quốc.
Để phân biệt hai loại bắp cải này, Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng cho biết, bắp cải Trung Quốc thường nhỏ hơn sản phẩm cùng loại của Việt Nam.
Bắp cải Đà Lạt hình tròn dẹt, lá bao bên ngoài màu xanh nhạt, các lá bên trong xếp dày khiến bắp rất chắc, khó bóc, cầm nặng tay; vị hăng nhẹ, có mùi thơm đặc trưng.
Trong khi bắp cải Trung Quốc có lá bao bên ngoài màu xanh đậm; các lá bên trong xếp thưa khiến bắp cải có vẻ xốp, ít chặt, dễ bóc; vị hăng và không có mùi thơm.
Bắp cải dễ bị sâu bệnh nhưng các lô hàng của Trung Quốc hầu như không hề có sâu hoặc vết sâu cắn, trơn nhẵn, sáng bóng, đẹp hơn hàng Việt Nam.
Có thể bạn quan tâm

Từ nguồn vốn Dự án Hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ (KH&CN) phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và miền núi giai đoạn 2011 - 2015 của Bộ KH&CN, Trại Giống Nông nghiệp huyện Điện Biên triển khai mô hình sản xuất nấm cao cấp trên diện tích 2.000m².

Từ đầu năm 2013 đến nay, người dân trong huyện Long Mỹ (Hậu Giang) thả nuôi được trên 1.500ha thủy sản, giảm 500ha so với cùng kỳ năm 2012. Trong đó, diện tích cá nuôi ao là 1.000ha, còn lại là nuôi dưới ruộng. Ngoài ra, còn có gần 800 lồng, vèo được người dân nuôi cá lóc trên các sông cái lớn, giảm hơn 100 cái.

Tình trạng người chăn nuôi mua phải gia cầm, thủy cầm giống kém chất lượng đang diễn ra khá phổ biến, gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi...

Nhằm khuyến khích nhân dân chung tay diệt chuột bảo vệ mùa màng, nhiều xã đã hỗ trợ kinh phí thu mua đuôi chuột với giá từ 2.000 - 3.000 đồng/đuôi...

Vụ hè thu năm nay, nông dân ở các huyện Mộc Hoá, Vĩnh Hưng, Tân Hưng và Tân Thạnh (tỉnh Long An) trồng lúa nếp lãi 30 - 40%, cá biệt có hộ lãi hơn 50%.