Phải Xử Lý Mạnh Những Cơ Sở Nuôi Cá Da Trơn Gây Ô Nhiễm Môi Trường

Ông Trần Công Danh - Trưởng Ban KTNS - HĐND tỉnh Bến Tre (người đi đầu) đang phúc tra trại nuôi cá da trơn của Công ty Cổ phần Thủy sản Hải Hương tại ấp Tiên Lợi (Tiên Long - Châu Thành).
Đó là lời nhấn mạnh của ông Trần Công Danh - Trưởng Ban Kinh tế ngân sách - Hội đồng Nhân dân (KTNS - HĐND) tỉnh Bến Tre, sau khi đi phúc tra hai cơ sở nuôi cá da trơn (cá tra) ở huyện Châu Thành, vào ngày 4-9-2013.
Trại nuôi cá da trơn của Công ty Cổ phần nuôi trồng thủy sản Hùng Vương Miền Tây tại ấp Tiên Thạnh (xã Tiên Long) có 6 ao nuôi với diện tích gần 7ha mặt nước, đang xả nước bẩn và bùn đáy ao với nhiều chất độc hại chưa qua xử lý đổ thẳng ra sông Hàm Luông.
Trại nuôi cá của Công ty Cổ phần thủy sản Hải Hương với 9 ao nuôi khoảng 19ha mặt nước tại ấp Tiên Lợi, chỉ có 1 ao lắng và 2 ao chứa bùn là không đảm bảo an toàn về môi trường.
Sau khi đi thực tế, ông Nguyễn Văn Vàng - Phó Chủ tịch UBND xã Tiên Long kiến nghị với đoàn: “Hai trại nuôi cá da trơn ở Tiên Long vừa gây ô nhiễm môi trường vừa đối phó với ngành chức năng. Đế nghị Ban KTNS - HĐND tỉnh đề xuất biện pháp xử lý mạnh hơn để bảo vệ môi trường”.
Sau khi nghe báo cáo của xã, huyện và các ngành tỉnh có liên quan, ông Trần Công Danh kết luận: Phải xử lý nghiêm hai trại nuôi cá da trơn như đã nêu vì không thực hiện đúng theo cam kết bảo vệ môi trường và tác động về môi trường.
Có thể bạn quan tâm

Quyết định 68 của Chính phủ về vay vốn mua sắm máy móc, thực hiện cơ giới hóa, giảm tổn thất trong thu hoạch... đã mở nhiều nút thắt, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực nông nghiệp.

Vùng núi Cà Đam được thiên nhiên ưu đãi về đa dạng sinh học, nơi sinh trưởng của nhiều loại thảo dược quý, trong đó, có cây sâm “bảy lá”. Song, hiện nay loại sâm này đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt khi hàng ngày có nhiều người vào tận rừng săn lùng để bán cho thương lái.

Nghiệp đoàn nghề cá xã Bình Dương (Thăng Bình) được ngư dân gọi là “ngôi nhà” chung. Hơn một năm ra đời đến nay nghiệp đoàn đã tiếp sức để ngư dân vượt qua những thời điểm khó khăn, yên tâm bám biển.

Khi Đề án quốc gia về cây sâm Ngọc Linh - sâm Việt Nam, được Chính phủ phê duyệt, cũng là lúc Quảng Nam tất bật với việc xúc tiến đầu tư cơ sở hạ tầng đường sá, điện lưới và hệ thống viễn thông lên sườn núi Ngọc Linh.

Thời gian qua, hàng trăm hộ dân của xã Đại Hồng (Đại Lộc) đã mạnh dạn đầu tư chăn nuôi và đem lại hiệu quả kinh tế cao.