Phải Xử Lý Mạnh Những Cơ Sở Nuôi Cá Da Trơn Gây Ô Nhiễm Môi Trường

Ông Trần Công Danh - Trưởng Ban KTNS - HĐND tỉnh Bến Tre (người đi đầu) đang phúc tra trại nuôi cá da trơn của Công ty Cổ phần Thủy sản Hải Hương tại ấp Tiên Lợi (Tiên Long - Châu Thành).
Đó là lời nhấn mạnh của ông Trần Công Danh - Trưởng Ban Kinh tế ngân sách - Hội đồng Nhân dân (KTNS - HĐND) tỉnh Bến Tre, sau khi đi phúc tra hai cơ sở nuôi cá da trơn (cá tra) ở huyện Châu Thành, vào ngày 4-9-2013.
Trại nuôi cá da trơn của Công ty Cổ phần nuôi trồng thủy sản Hùng Vương Miền Tây tại ấp Tiên Thạnh (xã Tiên Long) có 6 ao nuôi với diện tích gần 7ha mặt nước, đang xả nước bẩn và bùn đáy ao với nhiều chất độc hại chưa qua xử lý đổ thẳng ra sông Hàm Luông.
Trại nuôi cá của Công ty Cổ phần thủy sản Hải Hương với 9 ao nuôi khoảng 19ha mặt nước tại ấp Tiên Lợi, chỉ có 1 ao lắng và 2 ao chứa bùn là không đảm bảo an toàn về môi trường.
Sau khi đi thực tế, ông Nguyễn Văn Vàng - Phó Chủ tịch UBND xã Tiên Long kiến nghị với đoàn: “Hai trại nuôi cá da trơn ở Tiên Long vừa gây ô nhiễm môi trường vừa đối phó với ngành chức năng. Đế nghị Ban KTNS - HĐND tỉnh đề xuất biện pháp xử lý mạnh hơn để bảo vệ môi trường”.
Sau khi nghe báo cáo của xã, huyện và các ngành tỉnh có liên quan, ông Trần Công Danh kết luận: Phải xử lý nghiêm hai trại nuôi cá da trơn như đã nêu vì không thực hiện đúng theo cam kết bảo vệ môi trường và tác động về môi trường.
Có thể bạn quan tâm

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện đất đai, thổ nhưỡng địa phương là chủ trương lớn của huyện Khánh Sơn (Khánh Hòa) sau khi tái lập huyện.

Dự án trồng cây sơn tra, vối thuốc trong rừng phòng hộ giai đoạn 2016 - 2020 được triển khai trên địa bàn 2 huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải (Yên Bái).

Rau muống là loại rau khá dễ trồng và thị trường có nhu cầu tiêu thụ với số lượng lớn nên thời gian qua nhiều nông dân chuyên canh trồng rau muống trên địa bàn TP Cần Thơ đã có được thu nhập khá từ loại cây trồng này.

Dự án “Sử dụng nước tưới hợp lý, nâng cao hiệu quả ngành sản xuất cà phê Việt Nam” do tập đoàn Nestlé phối hợp với Cơ quan Hợp tác phát triển Thụy Sĩ (SDC) tài trợ trị giá 2 triệu EUR đã hỗ trợ hiệu quả cho 50.000 nông hộ trồng cà phê 5 tỉnh Tây Nguyên (Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum và Lâm Đồng).

Toàn huyện Tháp Mười (Đồng Tháp) hiện chỉ còn 81ha sen, giảm 60ha so với vụ đông xuân và giảm 36ha so với vụ hè thu năm 2015.