Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phải Tăng Gấp Đôi Sản Lượng Thủy Sản Nuôi Để Đáp Ứng Nhu Cầu

Phải Tăng Gấp Đôi Sản Lượng Thủy Sản Nuôi Để Đáp Ứng Nhu Cầu
Ngày đăng: 16/07/2014

Dân số thế giới tăng kéo theo nhu cầu thực phẩm trong đó có thủy sản tăng.

Năm 2030, ngân hàng thế giới (WB) dự kiến Châu Á chiếm 70% nhu cầu thủy sản. Báo cáo của Viện Tài nguyên Thế giới chỉ ra sản lượng thủy sản toàn cầu cần gấp đôi để đáp ứng nhu cầu trong đó tăng trưởng bền vững sản lượng nuôi và các trại nuôi cũng rất quan trọng.

Craig Elliott, chủ trại nuôi cá da trơn lớn nhất ở California (Mỹ) có tên Imperial Catfish cho biết, 1 tuần vài lần, hàng tấn cá từ các ao nuôi của ông được bán và tiêu thụ tại các cửa hàng Châu Á - nơi có nhu cầu lớn đối với thủy sản sống. Trên thực tế, chúng ta không thể sản xuất đủ để đáp ứng nhu cầu.

Trung Quốc dẫn đầu thế giới về sản xuất thủy sản nuôi trong khi có rất ít trại nuôi ở Mỹ. Mỹ chủ yếu dựa vào thủy sản khai thác và hiện chỉ NK 1% thủy sản nuôi trên thế giới.

Elliott cho biết, nuôi trồng thủy sản không phải là ngành dễ kiếm lời. Ngành này cần nhiều vốn đầu tư và trong thời gian chờ cá lớn, người nuôi sẽ không có lợi nhuận. Bên cạnh đó, người nuôi còn phải đối mặt với vấn đề về môi trường như bột cá chưa được cá ăn hết và chất thải của cá nuôi có thể gây ô nhiễm, bên cạnh đó là sự xáo trộn chuỗi thực phẩm tự nhiên.

Cá ngừ và cá hồi đứng thứ ba trong chuỗi thực phẩm nên việc duy trì hoạt động của các trại nuôi cá ngừ và cá hồi sẽ ảnh hưởng tới nguồn lợi cá con.

Tuy nhiên các chính sách công, công nghệ và sáng kiến tư nhân đã giúp cải thiện vấn đề của các trại nuôi. Ví dụ thị trường thực phẩm bán buôn chỉ bán thủy sản được nuôi từ các trại nuôi thân thiện với môi trường như không sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc kháng sinh hoặc hoocmon tăng trưởng.

Để nuôi trồng thủy sản tiếp tục tăng trưởng, WRI kêu gọi các khoản đầu tư vào cải tiến công nghệ ở các vùng nuôi như kiểm soát dịch bệnh và chuyển sang nuôi cá ở bậc thấp hơn trong chuỗi thực phẩm như cá da trơn. Đây không phải là loài cá ăn thịt nên điều kiện vệ sinh môi trường có thể được đảm bảo một cách dễ dàng.

Elliott dự kiến sẽ mở rộng trại nuôi của mình để đáp ứng nhu cầu thủy sản đang tăng.


Có thể bạn quan tâm

Bộ trưởng Bộ Y tế giải trình về chất tạo nạc trong chăn nuôi Bộ trưởng Bộ Y tế giải trình về chất tạo nạc trong chăn nuôi

Sáng 3.11, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã dành thời gian ngắn để giải trình trước những vấn đề liên quan đến an toàn thực phẩm mà các ĐBQH đặt ra.

04/11/2015
Sử dụng chất cấm trong chăn nuôi là tội ác Sử dụng chất cấm trong chăn nuôi là tội ác

Giải trình trước Quốc hội sáng nay (3.11), Bộ trưởng Cao Đức Phát khẳng định: “Tôi nhất trí với ĐB Đỗ Văn Đương là phải đấu tranh với chất cấm trong chăn nuôi như với ma túy. Với cá nhân tôi, việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi là một tội ác”.

04/11/2015
Mua thịt lợn VietGAP mà căng thẳng lén lút như mua heroin Mua thịt lợn VietGAP mà căng thẳng lén lút như mua heroin

Bị lừa bịp, mắng chửi, phải mua lén lút, đó là tình cảnh khốn khổ của người dân khi muốn mua thịt lợn VietGAP tại chợ Hòa Bình, quận 5, TP.HCM, đến mức có người phải thốt lên: "Mua thịt lợn VietGAP mà tôi thấy giống như đi mua heroin vậy, căng thẳng, vất vả...”.

04/11/2015
Họp kín về sản xuất tiêu thụ muối Họp kín về sản xuất tiêu thụ muối

Họp bàn về sản xuất, tiêu thụ muối mà chính quyền tỉnh "họp kín", phóng viên các báo thường trú không được tham dự, quả là chưa hề có tiền lệ!

04/11/2015
25 mặt hàng thủy sản sẽ được áp mức thuế xuất khẩu 0% 25 mặt hàng thủy sản sẽ được áp mức thuế xuất khẩu 0%

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam, XK thủy sản của Việt Nam sang 11 nước thành viên tham gia TPP chiếm trên 45% tổng giá trị XK. Các doanh nghiệp sẽ được hưởng lợi ngay lập tức khi TPP có hiệu lực với 90% các loại thuế XNK sẽ giảm.

04/11/2015