Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phải Tăng Gấp Đôi Sản Lượng Thủy Sản Nuôi Để Đáp Ứng Nhu Cầu

Phải Tăng Gấp Đôi Sản Lượng Thủy Sản Nuôi Để Đáp Ứng Nhu Cầu
Ngày đăng: 16/07/2014

Dân số thế giới tăng kéo theo nhu cầu thực phẩm trong đó có thủy sản tăng.

Năm 2030, ngân hàng thế giới (WB) dự kiến Châu Á chiếm 70% nhu cầu thủy sản. Báo cáo của Viện Tài nguyên Thế giới chỉ ra sản lượng thủy sản toàn cầu cần gấp đôi để đáp ứng nhu cầu trong đó tăng trưởng bền vững sản lượng nuôi và các trại nuôi cũng rất quan trọng.

Craig Elliott, chủ trại nuôi cá da trơn lớn nhất ở California (Mỹ) có tên Imperial Catfish cho biết, 1 tuần vài lần, hàng tấn cá từ các ao nuôi của ông được bán và tiêu thụ tại các cửa hàng Châu Á - nơi có nhu cầu lớn đối với thủy sản sống. Trên thực tế, chúng ta không thể sản xuất đủ để đáp ứng nhu cầu.

Trung Quốc dẫn đầu thế giới về sản xuất thủy sản nuôi trong khi có rất ít trại nuôi ở Mỹ. Mỹ chủ yếu dựa vào thủy sản khai thác và hiện chỉ NK 1% thủy sản nuôi trên thế giới.

Elliott cho biết, nuôi trồng thủy sản không phải là ngành dễ kiếm lời. Ngành này cần nhiều vốn đầu tư và trong thời gian chờ cá lớn, người nuôi sẽ không có lợi nhuận. Bên cạnh đó, người nuôi còn phải đối mặt với vấn đề về môi trường như bột cá chưa được cá ăn hết và chất thải của cá nuôi có thể gây ô nhiễm, bên cạnh đó là sự xáo trộn chuỗi thực phẩm tự nhiên.

Cá ngừ và cá hồi đứng thứ ba trong chuỗi thực phẩm nên việc duy trì hoạt động của các trại nuôi cá ngừ và cá hồi sẽ ảnh hưởng tới nguồn lợi cá con.

Tuy nhiên các chính sách công, công nghệ và sáng kiến tư nhân đã giúp cải thiện vấn đề của các trại nuôi. Ví dụ thị trường thực phẩm bán buôn chỉ bán thủy sản được nuôi từ các trại nuôi thân thiện với môi trường như không sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc kháng sinh hoặc hoocmon tăng trưởng.

Để nuôi trồng thủy sản tiếp tục tăng trưởng, WRI kêu gọi các khoản đầu tư vào cải tiến công nghệ ở các vùng nuôi như kiểm soát dịch bệnh và chuyển sang nuôi cá ở bậc thấp hơn trong chuỗi thực phẩm như cá da trơn. Đây không phải là loài cá ăn thịt nên điều kiện vệ sinh môi trường có thể được đảm bảo một cách dễ dàng.

Elliott dự kiến sẽ mở rộng trại nuôi của mình để đáp ứng nhu cầu thủy sản đang tăng.


Có thể bạn quan tâm

Thu hoạch gừng Thu hoạch gừng

Là địa phương có diện tích trồng gừng lớn nhất huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn năm 2015, xã Tân Sơn trồng được hơn 70ha gừng. Thời điểm này, cây gừng sớm đã cho thu hoạch.

19/10/2015
Cà chua đen ồ ạt vào siêu thị Cà chua đen ồ ạt vào siêu thị

Xuất hiện trên thị trường chưa đầy một năm nhưng cà chua đen nhanh chóng được các cửa hàng, hệ thống siêu thị đón nhận dù giá cao. Xuất hiện trên thị trường chưa đầy một năm nhưng cà chua đen nhanh chóng được các cửa hàng, hệ thống siêu thị đón nhận dù giá cao.

19/10/2015
Hibicus cây trồng mới ở Tân Yên Bắc Giang Hibicus cây trồng mới ở Tân Yên Bắc Giang

Thời điểm này, trên những triền đồi ở các xã: Liên Sơn, An Dương, Hợp Đức, huyện Tân Yên (Bắc Giang), cây hibicus (còn gọi là bụp giấm, hồng hoa) đang trổ hoa trắng muốt.

19/10/2015
Tổ hợp tác sản xuất thanh long đạt tiêu chuẩn VietGAP Tổ hợp tác sản xuất thanh long đạt tiêu chuẩn VietGAP

Theo ông Nguyễn Văn Quân, Chủ tịch UBND xã Quơn Long (Tiền Giang), toàn xã có 920 ha chuyên canh thanh long với sản lượng trung bình từ 40 - 50 tấn/ha/năm. Hiện nay, nhà vườn đã xử lý xông đèn thanh long với diện tích trên 600 ha.

19/10/2015
Nhộn nhịp mùa nhãn ở Thanh Lương Bình Phước Nhộn nhịp mùa nhãn ở Thanh Lương Bình Phước

Toàn xã Thanh Lương, thị xã Bình Long, tỉnh Bình Phước có 512 ha nhãn, tập trung chủ yếu ở 2 ấp Thanh An và Thanh Bình. Do khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp, nhãn ở đây có mẫu mã và chất lượng hơn hẳn các nơi khác nên được thị trường ưa chuộng.

19/10/2015