Phải Tăng Gấp Đôi Sản Lượng Thủy Sản Nuôi Để Đáp Ứng Nhu Cầu

Dân số thế giới tăng kéo theo nhu cầu thực phẩm trong đó có thủy sản tăng.
Năm 2030, ngân hàng thế giới (WB) dự kiến Châu Á chiếm 70% nhu cầu thủy sản. Báo cáo của Viện Tài nguyên Thế giới chỉ ra sản lượng thủy sản toàn cầu cần gấp đôi để đáp ứng nhu cầu trong đó tăng trưởng bền vững sản lượng nuôi và các trại nuôi cũng rất quan trọng.
Craig Elliott, chủ trại nuôi cá da trơn lớn nhất ở California (Mỹ) có tên Imperial Catfish cho biết, 1 tuần vài lần, hàng tấn cá từ các ao nuôi của ông được bán và tiêu thụ tại các cửa hàng Châu Á - nơi có nhu cầu lớn đối với thủy sản sống. Trên thực tế, chúng ta không thể sản xuất đủ để đáp ứng nhu cầu.
Trung Quốc dẫn đầu thế giới về sản xuất thủy sản nuôi trong khi có rất ít trại nuôi ở Mỹ. Mỹ chủ yếu dựa vào thủy sản khai thác và hiện chỉ NK 1% thủy sản nuôi trên thế giới.
Elliott cho biết, nuôi trồng thủy sản không phải là ngành dễ kiếm lời. Ngành này cần nhiều vốn đầu tư và trong thời gian chờ cá lớn, người nuôi sẽ không có lợi nhuận. Bên cạnh đó, người nuôi còn phải đối mặt với vấn đề về môi trường như bột cá chưa được cá ăn hết và chất thải của cá nuôi có thể gây ô nhiễm, bên cạnh đó là sự xáo trộn chuỗi thực phẩm tự nhiên.
Cá ngừ và cá hồi đứng thứ ba trong chuỗi thực phẩm nên việc duy trì hoạt động của các trại nuôi cá ngừ và cá hồi sẽ ảnh hưởng tới nguồn lợi cá con.
Tuy nhiên các chính sách công, công nghệ và sáng kiến tư nhân đã giúp cải thiện vấn đề của các trại nuôi. Ví dụ thị trường thực phẩm bán buôn chỉ bán thủy sản được nuôi từ các trại nuôi thân thiện với môi trường như không sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc kháng sinh hoặc hoocmon tăng trưởng.
Để nuôi trồng thủy sản tiếp tục tăng trưởng, WRI kêu gọi các khoản đầu tư vào cải tiến công nghệ ở các vùng nuôi như kiểm soát dịch bệnh và chuyển sang nuôi cá ở bậc thấp hơn trong chuỗi thực phẩm như cá da trơn. Đây không phải là loài cá ăn thịt nên điều kiện vệ sinh môi trường có thể được đảm bảo một cách dễ dàng.
Elliott dự kiến sẽ mở rộng trại nuôi của mình để đáp ứng nhu cầu thủy sản đang tăng.
Có thể bạn quan tâm

Với hàng chục nghìn ha rừng và vườn cây ăn quả, là lợi thế rất lớn để nghề nuôi ong lấy mật ở huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) phát triển. Hiện sản phẩm mật ong Tiên Yên cũng như các sản phẩm mang tính đặc trưng của địa phương như: Bánh gật gù, khau nhục, bánh chả… được nhiều người tiêu dùng biết đến, là cơ sở để triển khai có kết quả chương trình “mỗi xã, phường một sản phẩm” (OCOP) của tỉnh.

Những năm gần đây, mô hình nuôi gà thả vườn đã đem lại nguồn thu cho nhiều hộ chăn nuôi; Tuy nhiên để đạt hiệu quả cao, việc chọn con giống tốt và cải tiến phương pháp chăn nuôi là rất quan trọng.

Đầu tư xây dựng 5 năm với tổng diện tích 99 ha, tuy chưa hoàn thiện nhưng trại chăn nuôi heo giống cấp 1 của Công ty TNHH chăn nuôi Lộc Phát 2 liên kết với Công ty cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam ở ấp 7, xã Lộc Hòa (Lộc Ninh - Bình Phước) xứng danh trại heo giống hiện đại và lớn nhất Đông Nam Á hiện nay…

Chót cùng mảnh đất cực Nam Tổ quốc có bãi cát ven biển (thuộc xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau), trải dài từ ấp Khai Long qua Rạch Thọ, Rạch Tàu Đông đến Kinh Đào Tây. Nơi đây xuất hiện nguồn nghêu giống tự nhiên gần chục năm qua, giúp người nghèo địa phương có thêm sinh kế và thu nhập nhờ nghề cào nghêu bán giống.

Chiều ngày 30/6/2015, Công an huyện Tháp Mười (Đồng Tháp) cho biết, lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về hình sự - kinh tế - ma túy vừa bắt quả tang Trần Thanh Hoàng (SN 1966, ngụ khóm 1, thị trấn Mỹ An, huyện Tháp Mười), đang vận chuyển 70kg tôm sú ướp lạnh có chứa tạp chất mang đi tiêu thụ.