Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phải Kỹ Lưỡng Trong Việc Trồng Ca Cao

Phải Kỹ Lưỡng Trong Việc Trồng Ca Cao
Ngày đăng: 27/02/2014

Tại Hội thảo “Giới thiệu công nghệ sản xuất nông sản an toàn và bảo vệ môi trường” được tổ chức mới đây ở thị xã Gia Nghĩa, Giáo sư-Tiến sĩ Nguyễn Lân Hùng đã cho rằng, Đắk Nông có những lợi thế lớn trong việc trồng cây ca cao.

Tuy nhiên, ông cũng khuyến cáo nông dân phải kỹ lưỡng trong mọi công đoạn sản xuất ca cao thì mới đạt hiệu quả kinh tế cao. Phóng viên (PV) Báo Đắk Nông đã có cuộc trao đổi với Giáo sư xung quanh vấn đề này.

P.V: Thưa giáo sư, ông nói Ðắk Nông có lợi thế lớn để phát triển trồng cây ca cao, nhưng cây trồng này cũng rất khó tính ?

Giáo sư Nguyễn Lân Hùng: Thứ nhất là về đất đai, Ðắk Nông có nguồn đất đỏ ba zan dồi dào, trong đó có thành phần cơ giới trung bình nhẹ, độ PH từ 5,5- 5,8, tầng canh tác dày từ 1- 1,5m dễ thoát nước, nhưng đồng thời cũng có khả năng giữ nước cao, giàu chất hữu cơ. Thứ hai là về khí hậu, nhìn chung nền khí hậu của Ðắk Nông khá lý tưởng cho cây ca cao với nền nhiệt độ trung bình năm khoảng 15-20 0C, độ ẩm khoảng 80- 85%, lượng mưa bình quân khoảng 1500 mm/ năm.

Tuy nhiên, ca cao là cây trồng hết sức “khó tính”, nên nông dân cần phải hết sức kỹ lưỡng trong mọi công đoạn. Thứ nhất là về chọn giống, tôi khuyên bà con nên trồng cây ghép. Một số giống phổ biến hiện nay như: TÐ2, TÐ3, TÐ8. TÐ14 đảm bảo được cả về sạch bệnh, năng suất cao, còn cây thực sinh từ hạt thì có rẻ hơn, nhưng lại rất rủi ro.

Về chăm sóc, thì điểm lưu ý nhiều nhất là cây ca cao  đòi hỏi phải che gió, che bóng. Ðiều này nói là khó, nhưng thật chất với điều kiện sản xuất nông nghiệp của Ðắk Nông thì không khó. Vì nông dân hoàn toàn có thể áp dụng cách thức trồng xen trong vườn cà phê, điều. Ðặc biệt, hiện nay toàn tỉnh có hàng ngàn héc ta điều cho năng suất thấp thì việc trồng xen  ca cao vào là giải pháp tối ưu.

Chỉ cần sau 3 năm trồng, bà con đã có thể cho thu nhập cả hai loại sản phẩm điều và ca cao. Về kỹ thuật bón phân, nông dân trong tỉnh cũng phải học bón cho ca cao đúng cách, nó cần nhiều dinh dưỡng, trong đó kali là cao nhất, phải cân đối giữa các yếu tố về đa, trung và vi lượng.

Cách thu hoạch ca cao cũng không dễ, nhiều người thu quả chưa đủ độ chín, thì dinh dưỡng trong hạt không cao. Việc dùng tay vặt quả cũng không đúng cách, nông dân phải dùng dao, kéo để cắt cuống. Sau khi thu hoạch cần chế biến ngay không được để quá 4 ngày. Sản phẩm ca cao bán có được giá hay không cũng tùy thuộc nhiều ở giai đoạn chế biến ban đầu tại hộ gia đình.

P.V: Hiện nay, nhiều nông dân Ðắk Nông trồng ca cao cho thu nhập cao, nhưng không ít người vẫn  không “mặn  mà”, thậm chí chặt bỏ để trồng cây khác. Vậy giáo sư có lời khuyên nào cho bà con không?

Giáo sư Nguyễn Lân Hùng: Theo khảo sát của tôi thì nhiều hộ coi ca cao là cây dễ trồng, không chú ý vào bón phân, chăm sóc nên không cho năng suất cao, dẫn đến chán nản, chặt bỏ. Cây ca cao chỉ cho năng suất cao khi được trồng, chăm sóc đúng kỹ thuật và đầu tư phân bón, nước tưới đầy đủ. Mỗi ha trồng xen có thể cho từ 1,5- 2 tấn hạt, thậm chí có nhiều hộ ở huyện Ðắk Mil còn đạt 3 tấn.

Nếu tính giá bán khoảng 40.000 đồng/ kg, sau khi trừ chi phí cũng có lãi khoảng 70- 90 triệu đồng/năm, thậm chí cao hơn nữa. Vì vậy, nếu bà con có thể trồng được ca cao với năng suất cao, chất lượng hạt tốt thì thị trường hết sức rộng mở, giá thế giới luôn có xu thế tăng.

Hiện nay, tiềm năng về tiêu thụ sản phẩm ca cao làm thức uống trên thế giới còn rất lớn. Nhưng theo tính toán đến nay diện tích ca cao trên cả nước mới chỉ khoảng 1.400 ha, phần lớn trồng xen trong các vườn dừa, vườn cây ăn trái ở đồng bằng sông Cửu Long; trồng trong các vườn cây công nghiệp ở vùng Ðông Nam Bộ và Tây Nguyên.  Do đó, bà con nên chú trọng phát triển để làm giàu cho gia đình.

Bộ Nông nghiệp- PTNT cũng đã cho phép các cơ quan chuyên ngành tiến hành xây dựng quy hoạch về ca cao trên cả nước, phấn đấu đến năm 2015 đạt diện tích 60.000 ha và đến năm 2020 đạt 80.000 ha. Phấn đấu năng suất bình quân là 18 tạ/ ha, sản lượng khô 108.000 tấn, hạt ca cao xuất khẩu đạt 86.000 tấn và kim ngạch xuất khẩu từ 100- 120 triệu USD/ năm. Theo Hiệp hội cà phê - ca cao Việt Nam, hiện nhu cầu chế biến và tiêu thụ ca cao của thế giới tăng từ 3-4%/năm (tương đương 100.000-120.000 tấn).

P.V: Xin cảm ơn giáo sư!


Có thể bạn quan tâm

Vĩnh Châu (Sóc Trăng) Xuống Giống Hành Tím Sớm Vụ Đông Xuân Năm 2014 Vĩnh Châu (Sóc Trăng) Xuống Giống Hành Tím Sớm Vụ Đông Xuân Năm 2014

Theo số liệu từ trung tuần tháng 10 đến nay, nông dân trong thị xã đã xuống trên 100 ha hành tím sớm, rải rác ở một số địa phương như phường 2, Vĩnh Hải, Vĩnh Phước, Lai Hòa; trong đó, Vĩnh Phước xuống giống nhiều nhất trên 80 ha. Ngoài các địa phương nói trên thì một số hộ xuống giống vào cuối tháng 9/2014, đến nay hành đã gần 1 tháng tuổi, với hi vọng hành bán được giá cao khi thu hoạch.

28/10/2014
Bệnh Trên Cây Sắn Vẫn Tiếp Tục Diễn Ra Bệnh Trên Cây Sắn Vẫn Tiếp Tục Diễn Ra

Trạm Bảo vệ thực vật huyện Tuy An (Phú Yên) cho biết, hiện rệp sáp bột hồng gây hại trên cây sắn trồng ở niên vụ 2014 - 2015 tiếp tục diễn ra. Qua kiểm tra thực tế, đơn vị này đã phát hiện rệp sáp bột hồng gây hại 20ha sắn trồng tại các xã An Hòa, An Nghiệp, An Xuân, tỉ lệ gây hại từ 20% đến 50%.

28/10/2014
Mùa Sắn Nước... Đìu Hiu Mùa Sắn Nước... Đìu Hiu

Đứng trước ruộng sắn nước xanh um lá, anh Nguyễn Minh Tuấn (thôn Trung Hiệp 2, xã Cam Hiệp Bắc) cho biết, ruộng sắn nước nhà anh trông khá đẹp, nhưng khi nhổ thử thì củ quá nhỏ, năng suất ước 2,5 tấn/sào nên người mua chỉ trả giá 3 triệu đồng/sào. Với chi phí 5 triệu đồng/sào, anh lỗ khoảng chục triệu đồng.

28/10/2014
Phìn Ngan (Lào Cai ) Thu Trên 1 Tỷ Đồng Từ Bán Quả Sa Nhân Tím Phìn Ngan (Lào Cai ) Thu Trên 1 Tỷ Đồng Từ Bán Quả Sa Nhân Tím

Ngoài bán quả sa nhân, thời gian qua, nông dân xã Phìn Ngan còn có thêm thu nhập từ bán cây sa nhân giống cho nhân dân các xã trên địa bàn huyện Bát Xát và một số huyện khác của tỉnh. Thậm chí, nông dân tỉnh khác cũng đến Phìn Ngan tìm mua cây sa nhân tím về trồng. Giá mỗi cây giống từ 3.000 - 5000 đồng. Tuy chưa có thống kê đầy đủ, nhưng ước tính, tiền bán cây sa nhân giống của nông dân xã Phìn Ngan năm nay đạt trên 400 triệu đồng.

28/10/2014
Huyện Phước Long (Bạc Liêu) Thử Nghiệm Giống Lúa Chịu Mặn Trên Vùng Sản Xuất Luân Canh Tôm - Lúa Huyện Phước Long (Bạc Liêu) Thử Nghiệm Giống Lúa Chịu Mặn Trên Vùng Sản Xuất Luân Canh Tôm - Lúa

Mục tiêu của việc thử nghiệm để xác định khả năng chịu mặn của từng giống lúa, từ đó đánh giá mức độ chịu mặn và khả năng thích nghi với từng vùng đất chuyển đổi lúa - tôm, nhằm khuyến cáo nông dân thực hiện trong các vụ mùa tới, góp phần đa dạng hóa cơ cấu giống lúa chịu mặn, thích nghi, có năng suất, thời gian sinh trưởng ngắn ngày, khắc phục tình trạng thiếu hụt giống, giá thành cao.

28/10/2014