Phải giải quyết tình trạng sử dụng chất cấm, kháng sinh và tồn dư thuốc BVTV

Chiều 19.10 do Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam chủ trì. Dự hội nghị ở điểm cầu Bình Định có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Thị Thu Hà, cùng đại diện một số sở, ngành liên quan.
Thông tin từ Bộ NN&PTNT cho hay, công tác đảm bảo chất lượng vật tư nông nghiệp và VSATTP từ đầu năm 2015 đến nay có những chuyển biến tích cực.
Tuy nhiên, tình hình VSATTP, kiểm soát chất lượng vật tư nông nghiệp chuyển biến chậm, sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) trên rau… gây bức xúc trong dư luận thời gian qua vẫn chưa được xử lý dứt điểm.
Đợt thanh tra đột xuất mới đây của Thanh tra Bộ NN&PTNT đã phát hiện một số cơ sở sử dụng chất cấm trong sản xuất thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y.
Phát động đợt cao điểm về quản lý VSATTP trên phạm vi toàn quốc, kéo dài từ tháng 10.2015 đến tháng 2.2016, Bộ NN&PTNT nhấn mạnh, phải giải quyết căn bản bức xúc nổi cộm hiện nay là tình trạng sử dụng chất cấm trong chăn nuôi; giảm thiểu tồn dư thuốc BVTV trong rau, quả và chất cấm, tồn dư hóa chất, kháng sinh trong thịt lợn, thịt gà, thủy sản nuôi.
Đặc biệt, kiên quyết ngăn chặn dứt diểm việc buôn bán, sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, nhất là 2 chất cấm gây ung thư Salbutamol và Vàng Ô; siết chặt việc quản lý nông sản, thực phẩm nhập khẩu, trọng tâm là thịt, rau, hoa quả và thủy sản…
Tại Bình Định, từ nay đến sau Tết nguyên đán 2016, ngành NN&PTNT sẽ tăng cường năng lực và hiệu quả công tác quản lý chất lượng, VSATTP nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh; đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền; tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiểm soát dư lượng kháng sinh cấm và hóa chất độc hại trong sản phẩm nông lâm thủy sản.
Đồng thời, triển khai các chương trình, dự án về quản lý chất lượng; hỗ trợ xây dựng và áp dụng một số mô hình sản xuất nông lâm thủy sản an toàn.
Kết luận hội nghị, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, vấn đề VSATTP trong lĩnh vực nông nghiệp còn rất nhiều vấn đề cần phải kiên trì.
Các bộ, ngành Trung ương và địa phương cần có cơ chế phối hợp quản lý, giám sát VSATTP; cụ thể trước mắt là giải quyết tận gốc tình trạng sử dụng các chất cấm, kháng sinh và tồn dư thuốc BVTV.
Phó Thủ tướng yêu cầu, công tác thanh tra, kiểm tra của các bộ, ngành đối với VSATTP cần phải sát với thực tế.
Bên cạnh các cơ quan quản lý trực tiếp, các hội, đoàn thể như Nông dân, Phụ nữ cần kết hợp tuyên truyền, hướng dẫn đến từng hộ nông dân và hộ gia đình về những hành vi cấm trong chăn nuôi và trồng trọt; nhân rộng những mô hình hay, cách làm sáng tạo…
Có thể bạn quan tâm

Thêm vào đó là những báo động về dịch bệnh đe dọa và phương thức nuôi lạc hậu, không có sự kiểm soát. Tuy rằng nhiều xã vùng sâu, xa, cao của tỉnh vẫn còn bảo tồn giống lợn bản địa nhưng việc nuôi chỉ mang tính tự cung, tự cấp. Vấn đề xây dựng và giữ thương hiệu vẫn chưa được quan tâm để phát triển sản xuất một cách bền vững, hiệu quả.

Nhiều nông dân ở xã Hiếu Nhơn (Vũng Liêm - Vĩnh Long) cho biết, mô hình công nghệ sinh thái, trong đó việc trồng các loại hoa trên bờ ruộng để dẫn dụ các loài côn trùng có ích phục vụ cho cây lúa rất có hiệu quả.

Đây là một số tiền lớn nên nhiều nông dân “ngại” bỏ tiền ra đầu tư. Một số hộ khác thì do diện tích đất, chất lượng cây trồng kém, năng suất, sản lượng thấp… nên những năm qua không tích lũy được thì nay không có vốn để thực hiện tái canh.

Bước vào mùa vụ ở Bắc Ninh, chiếc máy gặt đập liên hợp (GĐLH) luôn trở thành “tâm điểm” cần mẫn làm việc trên khắp những cánh đồng lúa chín rộ. Cùng với việc hoàn thành dồn điền đổi thửa ở nhiều địa phương, nhu cầu sử dụng cơ giới trong thu hoạch lúa tăng cao, việc đầu tư cho những chiếc máy GĐLH cũng được nhiều nông dân quan tâm và chuyển theo hướng chất lượng hơn.

Theo Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh, sản lượng thủy sản ngư dân Bình Định khai thác được trong 6 tháng đầu năm 2014 đạt 78.000 tấn, tăng 23% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, cá ngừ đại dương đạt gần 5.000 tấn, tăng 6,6%. Sản lượng thủy sản khai thác được khá lớn, nhưng ngư dân không vui vì chi phí đầu vào đang ở mức cao, trong khi giá sản phẩm giảm mạnh.