Trang chủ / Hải sản / Tôm sú

Pha Nước Biển Nhân Tạo Để Ươm Tôm Sú Giống

Pha Nước Biển Nhân Tạo Để Ươm Tôm Sú Giống
Ngày đăng: 17/02/2014

Khoa thủy sản Trường đại học Cần Thơ vừa thử nghiệm thành công trong việc pha nước biển nhân tạo để ươm tôm sú giống. Bằng kỹ thuật này, tôm sú giốngcó tỷ lệ nuôi sống cao hơn nuôi trong nước biển tự nhiên.

Các tác giả đã tạo ra nước biển bằng cách pha chế các hóa chất và muối tự nhiên vào nước ngọt.

Sau đó, dùng nước biển nhân tạo pha với nước biển tự nhiên theo tỉ lệ 75% nước biển nhân tạo, 25% nước biển tự nhiên, tạo thành dung dịch thích hợp để ươm tôm giống.

Theo các nhà khoa học ở đây cho biết, môi trường này tốt hơn nước biển tự nhiên.

Nước biển tự nhiên khắc phục tình trạng nồng độ muối trong nước biển thấp vào mùa mưa, nhất là những địa phương xa biển, không có điều kiện vận chuyển nhiều nước biển ươm tôm giống. Sau đó, nước biển này còn được xục khí ozone để diệt khuẩn thay thế cho phương pháp sử dụng thuốc kháng sinh. Nước trong các bể ươm ấu trùng tôm liên tục được bơm tuần hoàn qua các bể lọc có chứa các loại vi khuẩn có lợi.

Vi khuẩn sẽ biến các hợp chất chứa Ammonia độc hại trong nước thành nitrat không độc, sau cùng nước được cho chảy trở lại bể ươm.

Kết quả cho thấy tỉ lệ tôm giống sống từ 85 – 90%, chất lượng lại cao vì sạch bệnh.

Phương pháp này đã được đưa vào ứng dụng sản xuất tôm giống đại trà. Ngoài ra, các nhà khoa học còn thử nghiệm nuôi tôm sú bố mẹ theo phương pháp trên, bước đầu đạt kết quả khả quan.


Có thể bạn quan tâm

Kĩ Thuật Nuôi Tôm (Phần 2) Kĩ Thuật Nuôi Tôm (Phần 2)

Sau khi đã chọn xong tôm giống cần làm theo một số yêu cầu sau trong thời gian vận chuyển tôm giống đến chỗ mới: Cân bằng độ mặn trước khi vận chuyển giống để có độ mặn tương đương giữa 2 môi trường nuôi

02/04/2011
Nuôi Tôm Trong Vùng Rừng Ngập Mặn (Rừng Đước) Nuôi Tôm Trong Vùng Rừng Ngập Mặn (Rừng Đước)

Đất rừng đước là đất bãi bồi được hình thành với quá trình phân hủy yếm khí của hệ sinh thái rừng ngập kéo dài nhiều năm. Quá trình này tạo nên kết cấu đất thiếu ổn định chứa một hàm lượng lớn vật chất hữu cơ, do đó nước dễ bị thấm qua các bờ ao làm mất nước và có thể thấm nước từ ngoài vào khi triều cường. Điều này ảnh hưởng nhiều đến quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm trong ao nuôi, ảnh hưởng lớn đến quá trình phát sinh và lây lan bệnh trong vùng nuôi tôm.

03/01/2012
Câu Hỏi Thường Gặp Về Nuôi Tôm Sú Câu Hỏi Thường Gặp Về Nuôi Tôm Sú

Nuôi tôm, nuôi trồng thuỷ sản là một công việc đầy rủi ro, đặc biệt là nuôi tôm đang được phát triển theo hướng tăng diện tích, loại hình nuôi và mức độ thâm canh. Bên canh sự hấp dẫn về lợi nhuận cao, nuôi trồng thuỷ sản gặp nhiều khó khăn về môi trường và dịch bệnh, đặc biệt là ở các khu nuôi tập trung

16/11/2011
Sản Xuất Tôm Giống Bằng Công Nghệ Hoạt Hoá Sản Xuất Tôm Giống Bằng Công Nghệ Hoạt Hoá

Anonit là một loại dung dịch được tạo ra nhờ công nghệ hoạt hoá, điện hoá nước muối loãng, trên một thiết bị đặc biệt (gọi là ECA). Đây là công nghệ mới được Trung tâm Công nghệ cao (Trung tâm KHTN&CNQG) tiếp nhận của Nga từ cuối 2002 và tạo ra bước đột phá trong việc sản xuất tôm giống năng suất cao mà không dùng kháng sinh và hoàn toàn sạch bệnh. Ứng dụng công nghệ hoạt hoá, điện hoá trong khử trùng bể trước khi thả tôm, cho thấy quá trình khử trùng nhanh hơn, triệt để hơn khi dùng các hoá chất khác nên tiết kiệm thời gian.

04/01/2012
Bệnh Đầu Vàng Bệnh Đầu Vàng

Bệnh đầu vàng xuất hiện trên tôm sú, tôm thẻ chân trắng, tôm rảo, tôm rằn và nhiều loại tôm khác tại Việt Nam, Thái Lan, Ấn Độ... Ở Việt Nam, tôm nhiễm bệnh đầu vàng nhiều lúc thời tiết thay đổi lúc giao mùa, ở những vùng nuôi ven biển độ mặn cao

31/07/2011