Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phá giá đồng Nhân dân tệ gạo xuất khẩu bị ép giá

Phá giá đồng Nhân dân tệ gạo xuất khẩu bị ép giá
Ngày đăng: 28/08/2015

Sau khi đồng Nhân dân tệ (NDT) liên tục phá giá, nhiều lĩnh vực xuất khẩu (XK) chịu tác động,  trong đó mặt hàng gạo xuất khẩu đang đối mặt với không ít khó khăn từ việc ép giá, phá vỡ hợp đồng của không chỉ đối tác Trung Quốc mà từ các đầu mối nhập khẩu tại một số thị trường khác. 

Giá gạo có xu hướng giảm

Ông Lê Thanh Danh, Giám đốc chi nhánh Đầu tư và Phát triển vùng nguyên liệu đồng bằng sông Cửu Long (VinaFood1), cho biết: Trong những ngày qua, các khách hàng Trung Quốc đã có động thái ép giá gạo XK của Việt Nam xuống thấp. Nhiều hợp đồng đã ký kết mà chưa giao hàng, phía nhập khẩu yêu cầu phải điều chỉnh lại giá theo hướng giảm, khiến doanh nghiệp (DN) đang thực hiện XK gạo chính ngạch sang Trung Quốc thiệt hại không nhỏ.

Không chỉ chính ngạch, XK tiểu ngạch cũng đang bị tác động lớn bởi tỷ giá NDT. Ông Trần Phước Long - Giám đốc Công ty nông sản Mai Hương (Vĩnh Long) cho biết: Do công ty thực hiện hợp đồng theo hình thức giao dịch tại điểm bên mua nhận hàng nên được thanh toán bằng NDT. Khi về Việt Nam, công ty phải đổi sang USD để kê khai thuế hải quan cửa khẩu, sau đó tiếp tục bán để lấy VNĐ. Vì vậy, việc phá giá NDT khiến công ty không chỉ thiệt hại kép do bị ép giá và phải bù tỷ giá. “Hiện giá gạo xuất tiểu ngạch giảm 200 – 300đồng/kg” – ông Long cho biết.

Bên cạnh đó, trên thị trường gạo thế giới, gạo Ấn Độ và Pakistan đang được chào bán với giá khá thấp, cũng tạo thêm áp lực lên giá gạo XK của Việt Nam nói chung, gạo XK sang Trung Quốc nói riêng. Giá gạo XK chính ngạch sang Trung Quốc đã giảm khá nhiều, hiện chỉ còn 340 USD/tấn với gạo 5% tấm (giá FOB tại TP. Hồ Chí Minh), 330 USD/tấn với gạo 15% tấm … So với  tháng 7 thì giá gạo XK chính ngạch sang Trung Quốc đã giảm khoảng 7-8 USD/tấn. Do giá gạo XK sang Trung Quốc bị giảm, giá lúa gạo hàng hóa ở đồng bằng sông Cửu Long cũng giảm theo.

Tránh phụ thuộc vào thị trường nhiều rủi ro

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), hiện Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu gạo lớn của Việt Nam, nên giá bán và doanh thu của các DN xuất khẩu Việt Nam có thể sụt giảm trong thời gian tới bởi đối với các hợp đồng thanh toán bằng đồng USD, các DN Trung Quốc phải chi thêm hơn 4% cho các đơn hàng mua với giá trước đây, vì vậy đang có xu hướng ép giá gạo Việt Nam để bù đắp lại phần thâm hụt khi chuyển đổi từ NDT sang USD. Còn những đơn hàng XK áp dụng phương thức thanh toán bằng đồng NDT sẽ gặp ảnh hưởng trực tiếp từ sự thay đổi tỷ giá, kéo doanh thu của các DN giảm xuống khi quy đổi sang VND.

VFA khuyến cáo, để hạn chế ảnh hưởng tiêu cực từ việc Trung Quốc phá giá đồng NDT, các DN  XK gạo cần đa dạng hóa thị trường, từng bước giảm phụ thuộc vào thị trường nước này, kết hợp với việc cắt giảm giá thành, nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm.

Đồng thời, cần chú trọng hơn nữa việc khai thác tiềm năng thị trường nội địa và chuyển đổi cơ cấu chủng loại gạo phù hợp với nhu cầu tiêu thụ chung trên thế giới, thay vì chỉ tập trung vào thị trường Trung Quốc tiềm ẩn nhiều rủi ro.


Có thể bạn quan tâm

Tôm hùm ở Lý Sơn chết nhiều làm người nuôi hoang mang Tôm hùm ở Lý Sơn chết nhiều làm người nuôi hoang mang

Hơn một tháng qua, nhiều hộ nuôi tôm hùm xuất khẩu ở đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) hoang mang, lo lắng do tình trạng tôm chết không rõ nguyên nhân có chiều hướng gia tăng.

03/10/2015
Đề xuất lập liên minh CSR cho thủy sản Việt Nam Đề xuất lập liên minh CSR cho thủy sản Việt Nam

Ngành thủy sản Việt Nam nên thành lập một liên minh trách nhiệm xã hội (CSR), với mục tiêu giúp ngành này phát triển bền vững thông qua việc hướng dẫn doanh nghiệp sản xuất có trách nhiệm xã hội.

03/10/2015
 Đặc sản và đặc ân Đặc sản và đặc ân

Vài tháng trước, trên vỉa hè Hà Nội bán tràn ngập quả thanh mai rừng có nguồn gốc từ Trung Quốc với giá từ 130.000-150.000 đồng/kg. Cũng thời điểm đó, dân Hà thành sành ăn náo nức quảng bá một thứ quả đến từ nước Pháp- quả cherry- với giá khoảng 174.000 đồng/kg.

03/10/2015
Nuôi heo trên đệm lót sinh học: Vì sao người chăn nuôi quay lưng Nuôi heo trên đệm lót sinh học: Vì sao người chăn nuôi quay lưng

Mô hình nuôi heo trên đệm lót sinh học đã được triển khai tại Hậu Giang vào giữa năm 2012. Tuy nhiên sau ba năm triển khai thực hiện, nhiều người đã quay lưng và trở về với cách nuôi truyền thống.

03/10/2015
 Cánh đồng lớn nền tảng tái cơ cấu nông nghiệp Cánh đồng lớn nền tảng tái cơ cấu nông nghiệp

Từ “cánh đồng mẫu lớn” của Công ty CP vật tư nông nghiệp An Giang (AGPPS) năm 2007 chỉ 200ha, đến năm 2015, “cánh đồng lớn”, “cánh đồng liên kết” đã phát triển mạnh ra nhiều tỉnh, thành với khoảng 290.000ha.

03/10/2015