Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Panasonic Trồng Rau Sạch

Panasonic Trồng Rau Sạch
Ngày đăng: 05/08/2014

Đại gia điện tử Nhật Bản - Panasonic muốn người dân Singapore thưởng thức củ cải và rau diếp do chính hãng sản xuất.

Tuần trước, công ty con của hãng đã bắt đầu bán rau củ cho một chuỗi nhà hàng Nhật Bản ở Singapore. Các sản phẩm này được quảng cáo là trồng tại trang trại rau trong nhà đầu tiên được cấp phép ở đây.

Panasonic đang ngày càng tiến sâu trong lĩnh vực công nghệ trang trại khi Singapore muốn giảm phụ thuộc vào thực phẩm nhập khẩu. "Chúng tôi đã dự đoán trước nông nghiệp là một lĩnh vực có tiềm năng phát triển, khi đất canh tác trên toàn cầu giảm, khí hậu biến đổi và nhu cầu thực phẩm chất lượng cao, ổn định ngày một tăng lên", Hideki Baba - Giám đốc điều hành Panasonic Factory Solutions Asia Pacific cho biết trên Reuters.

Cơ sở của Panasonic có khả năng sản xuất 3,6 tấn lương thực hàng năm với 10 loại rau quả. Trang trại trong nhà cũng là mảng kinh doanh ưa thích của nhiều đại gia công nghệ Nhật Bản. Fujitsu đang trồng rau diếp tại các nhà máy ở Fukushima, trong khi Sharp trồng dâu tại Dubai.

Tại Singapore, trang trại 248m2 của Panasonic được đặt trong một nhà máy ở ngoại ô. Trong đó, thực vật được chiếu sáng bằng đèn LED màu hồng tím. Họ cũng hạn chế người vào thăm để kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm và lượng CO2.

Panasonic lên kế hoạch trồng hơn 30 loại rau củ tại đây cho đến tháng 3/2017, cung cấp khoảng 5% nhu cầu tại Singapore. Họ cho biết những sản phẩm trồng tại đây sẽ có giá bằng nửa giá nhập từ Nhật Bản.

Theo Panasonic, Singapore là nơi lý tưởng cho các trang trại trong nhà, do quỹ đất hạn chế và khả năng tự cấp của nước này rất thấp. Singapore là quốc gia có mật độ dân số đông thứ nhì thế giới, theo số liệu của World Bank. Họ hiện nhập khẩu hơn 90% lương thực, thực phẩm.

Năm ngoái, Singapore sản xuất 22.000 tấn rau, chỉ nhỉnh hơn 5.000 tấn so với năm 2004. Trong khi đó, theo Cơ quan Nông lương nước này, họ nhập tới 514.000 tấn rau củ năm ngoái.

Chính phủ Singapore đang nỗ lực đa dạng hóa nguồn lương thực, thực phẩm và độc lập hơn trong việc sản xuất trứng, cá và các loại rau ăn lá. Nước này đã hỗ trợ vốn và nghiên cứu cho Sky Greens - hãng chuyên trồng rau tại trang trại trong nhà kính.

Một số nơi tại Singapore còn dùng phương pháp trồng cây trong nước. Tuy nhiên, những phương pháp hiện tại cho sản phẩm giá thành khá cao. Nhiều loại rau của Sky Greens được bán trong các siêu thị với giá hơn gấp đôi nhập từ Trung Quốc.


Có thể bạn quan tâm

Nghêu Giống Xuất Hiện, Lượng Người Khai Thác Tăng Nghêu Giống Xuất Hiện, Lượng Người Khai Thác Tăng

Theo báo cáo của Sở NN&PTNT, trong mấy ngày gần đây, số người khai thác nghêu giống tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển (Cà Mau) đã tăng nhiều so với những ngày trước.

26/05/2014
Đưa Ngô Lai Lên Vùng Núi Sơn Hà Đưa Ngô Lai Lên Vùng Núi Sơn Hà

Việc nhân rộng mô hình trồng ngô (bắp) lai giống LVN 10 của Trung tâm Khuyến nông huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi đã góp phần thúc đẩy nhanh hơn chủ trương chuyển dịch cơ cấu, đa dạng hóa cây trồng ở địa phương này.

08/05/2014
Cá Mập Dài 1,8 M Bị Mắc Lưới Tại Khu Vực Biển Quy Nhơn (Bình Định) Cá Mập Dài 1,8 M Bị Mắc Lưới Tại Khu Vực Biển Quy Nhơn (Bình Định)

Khoảng 2 giờ sáng 25.5, trong lúc ra kiểm tra lưới lồng đang thả tại khu vực gần tượng đài Chiến thắng Quy Nhơn, cách bờ biển Quy Nhơn gần 2 hải lý, anh Nguyễn Văn Vui (48 tuổi, ở tổ 56, KV 11, phường Đống Đa, TP Quy Nhơn - Bình Định) đã phát hiện một con cá mập (còn gọi là cá nhám) bị mắc lưới. Sau một hồi quẫy đập quá mạnh trong lưới lồng, con cá mập đã chết do kiệt sức, đến khoảng 5 giờ sáng, anh Vui cùng một số người khác mới kéo được bộ lưới và con cá mập vào bờ.

26/05/2014
Tìm Cách Làm Giàu Cho Nông Dân Tìm Cách Làm Giàu Cho Nông Dân

Tôi được lãnh đạo Báo NTNN giao trọng trách viết cho chuyên mục “1001 cách làm ăn”. Mỗi tuần 1 bài. Mỗi bài là một vấn đề mà bà con đang cần để áp dụng tìm tòi để các vấn đề nêu ra đáp ứng được yêu cầu của nhân dân.

08/05/2014
Mùa Sen Cạn Mùa Sen Cạn

Tận dụng diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng sen ở xã Định Thành (Thoại Sơn) và Cô Tô (Tri Tôn)- An Giang phát triển gần chục năm, đem lại nguồn thu nhập ổn định. Tuy nhiên, những vụ gần đây, do dịch bệnh, giá cả bấp bênh, bà con không còn “mặn” với loại cây thủy sinh này.

26/05/2014