Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ổn định cuộc sống từ con ốc len

Ổn định cuộc sống từ con ốc len
Ngày đăng: 22/07/2015

Nhờ cần cù, chịu khó và biết học tập, ứng dụng các mô hình hay trong sản xuất, năm 2006, ông Rương học kinh nghiệm nuôi ốc len ở Bạc Liêu do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức, qua gần 10 năm phát triển mô hình nuôi ốc len đã góp phần trong việc ổn định cuộc sống của gia đình ông, ngoài ra còn giúp cho nhiều nông dân trong ấp Phước Thiện học tập, nhân rộng trên vùng đất bãi bồi ven tán rừng và đồng láng…

Theo ông Ngô Oanh Rương, nuôi ốc len không tốn chi phí thức ăn cũng như công chăm sóc, chỉ đầu tư con giống lúc đầu và vài trăm mét lưới mùng (tùy điều kiện mỗi hộ nuôi) để bao quanh khu vực nuôi không để ốc bò ra ngoài, do đặc điểm ốc len là loài thích ăn các chất mùng hữu cơ như lá, thân cây mục, các loại vỏ đậu, khoai… Chu kỳ từ lúc thả ốc giống (khoảng 2.000 con/kg) đến thu hoạch ốc thương phẩm là 07 - 08 tháng (đạt trọng lượng 35 - 40 con/kg), khoảng 04 - 05 tháng nuôi, nông dân có thể thu hoạch theo hình thức thu tỉa với những con lớn. Sau thời gian nuôi, nếu không thu hoạch ốc len thương phẩm, ốc bắt đầu sinh sản. Được biết, giai đoạn 2010 - 2012, ông Ngô Oanh Rương chỉ nuôi với diện tích khoảng 500m2, mỗi năm cho sản lượng gần 05 tấn ốc len. Giá bán lúc đó khoảng 40.000 - 50.000 đồng/kg. Hiện nay, giá ốc len đã không ngừng tăng cao (70.000 - 80.000 đồng/kg) có lúc tăng lên 100.000 đồng/kg và khá hút hàng, được tiêu thụ về thành phố và các chợ đầu mối.

Theo các hộ dân cho biết, đối với vùng đất Phước Thiện rất thích nghi cho việc nuôi ốc len, do có nhiều bãi rừng và đồng láng nằm cặp theo vàm Phước Thiện nên có nền đất thịt và giàu chất mùng hữu cơ. Tuy nhiên, trong thời gian qua việc phát triển nuôi ốc len ở ấp Phước Thiện không phát triển mạnh (hiện chỉ còn 04 - 05 hộ thả nuôi) là do phần lớn các hộ thả nuôi ốc ở cặp ven các khu rừng, bãi đất bồi khá xa nhà nên thường xuyên xảy ra việc mất trộm ốc, khó kiểm soát… vì vậy nhiều nông dân ngại mở rộng mô hình nuôi ốc len.

Cũng theo ông Ngô Oanh Rương: Riêng gia đình cũng bị thất thu từ 50 - 60% sản lượng. Hiện gia đình đang di dời điểm nuôi mới, gần khu vực chòi canh giữ tôm. Dự kiến diện tích thả nuôi khoảng 2.000m2 và gia đình đang gây thả lại được 70kg ốc len giống, sau 07 - 08 tháng sẽ cho sản lượng khoảng 300 - 400kg. Nếu không thu hoạch bán ốc thương phẩm thì với sản lượng này đủ để nuôi nhân rộng ra hết diện tích.


Có thể bạn quan tâm

Khai thác hải sản giữa vụ nam Khai thác hải sản giữa vụ nam

Trên các ngư trường truyền thống, thường thì bà con ở địa phương tập trung khai thác vụ cá nam bắt đầu từ tháng 4 kéo dài đến tháng 9 hàng năm. Bởi khi đó, gió Tây Nam thổi lên, mang theo nguồn lợi cá nổi với mật độ và tần suất ngày càng nhiều. Đây cũng là thời điểm mà ngư dân Bình Thuận vươn khơi bám biển, đánh bắt hải sản bằng đa dạng hình thức như: Lưới rê, câu khơi, câu lộng, kéo lưới, pha xúc, vây rút chì…

03/08/2015
Chú trọng phòng chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm Chú trọng phòng chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm

Theo đánh giá của ngành nông nghiệp, từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh chưa xảy ra dịch bệnh cúm gia cầm, lở mồm long móng trên gia súc và bệnh tai xanh trên heo. Hiện tại, ngành đang tập trung chỉ đạo chặt chẽ các biện pháp phòng chống dịch bệnh, tiêm phòng trên đàn gia súc, gia cầm…

03/08/2015
Khai thác hải sản đạt hơn 98.200 tấn Khai thác hải sản đạt hơn 98.200 tấn

Theo Chi cục Thủy sản Bình Thuận (Sở Nông nghiệp & PTNN), tính từ đầu năm 2015 đến ngày 31/7, tổng sản lượng khai thác hải sản trên địa bàn tỉnh ước đạt 98.201 tấn, bằng 52% kế hoạch năm. Nhìn chung hoạt động đánh bắt trên biển thời gian qua của bà con ngư dân địa phương còn gặp khó khăn, nhất là trong quý I do ảnh hưởng gió mùa Đông Bắc nên tình trạng tàu nằm bờ khá phổ biến. Kể từ tháng 4 trở lại đây thì thời tiết thuận lợi hơn, do vậy các phương tiện tàu thuyền đã có điều kiện vươn khơi bám biển, đẩy mạnh khai thác vụ cá Nam.

03/08/2015
Vỡ mộng vì trồng cà tím lại ra cà...ngũ sắc Vỡ mộng vì trồng cà tím lại ra cà...ngũ sắc

Trồng giống cà tím “Cơm Xanh”, nhưng đến lúc thu hoạch lại bị biến thành giống cà “ngũ sắc”, nhiều hộ dân ở huyện Đông Anh, Hà Nội đã rơi vào tình cảnh trắng tay.

03/08/2015
Cựu chiến binh gây dựng trang trại tiền tỷ Cựu chiến binh gây dựng trang trại tiền tỷ

Từ khu đất thùng vũng đấu thầu cách đây hơn 10 năm, anh Lê Đình Hưởng, khu 4, xã Trung Thịnh, huyện Thanh Thủy (Phú Thọ) đã gây dựng được trang trại tổng hợp cho doanh thu vài tỷ đồng mỗi năm.

03/08/2015