Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ớt xiêm rừng tí hon đắt gấp 25 lần ớt thường có gì đặc biệt?

Ớt xiêm rừng tí hon đắt gấp 25 lần ớt thường có gì đặc biệt?
Ngày đăng: 08/10/2015

Trái nhỏ, nhưng bù lại ớt xiêm rừng rất thơm, vị cay nhưng không gắt như các loại ớt trồng khác. Ớt xiêm rừng có thể thu hoạch quanh năm, nhiều nhất vào tháng 6-7 hàng năm. Bình quân mỗi cây ớt thu hoạch được từ 0,5-1kg.

Trái ớt xiêm rừng.

Cũng như những loại sản vật khác, ớt xiêm rừng tí hon mọc tự nhiên và riêng lẻ từng cây ở các vùng đồi, núi, trên nương rẫy. Vì không có sự chăm sóc, bón phân nên thân cây chỉ cao khoảng 0,5-1m và trái thì chỉ nhỉnh hơn đầu que nhang.

"Tuy nhiên cá biệt cũng có cây ớt xiêm đại thụ cao khoảng 1,5m, với tán lá rộng 2 người ôm. Nhưng những cây ớt to như vậy chỉ có ở vùng núi cao và rất hiếm", ông Đinh Văn Sin (39 tuổi) cho biết.

Hầu như vùng núi nào ở Quảng Ngãi cũng có ớt xiêm rừng, nhưng tại khu vực xã Sơn Màu, huyện Sơn Tây có số lượng nhiều và thơm ngon nhất - ông Nguyễn Quyền, Chủ tịch UBND xã Sơn Màu, huyện Sơn Tây cho biết. Riêng tại xã Sơn Màu, số lượng ớt xiêm thu hoạch được lúc đỉnh điểm từ 20-30 kg trái tươi/ngày, gấp 3-6 lần so với các xã khác trong huyện và cả vùng lân cận.

Cũng chính vì mọc hoang nên hầu như trái ớt chín đều bị chim thú ăn, còn người dân chỉ thu hoạch được loại trái xanh già. Hơn nữa, ớt xiêm núi để chín rất mau thối rữa.

Giá của ớt xiêm rừng hiện cao gấp 25 lần so với ớt thường.

Nói về lý do vì sao ớt xiêm rừng tí hon có giá cao nhưng người dân nơi đây lại không trồng từng đám như ở dưới xuôi, già Đinh Văn Dẻ (62 tuổi, xã Sơn Màu) giải thích: Nếu đem gieo trồng loại ớt này dày như ở đồng bằng thì cây ớt sẽ tranh nhau ăn hết "cái bổ" dưới đất, trái ớt hái về sẽ không còn ngon như để tự mọc xa nhau. Và như vậy ớt xiêm sẽ không còn quý nữa.

Tuy nhiên gần đây do ớt xiêm giá cao, nên ngoài số mọc trên rừng, một số bà con còn mang hạt về trồng rải rác xung quanh vườn nhà, nương rẫy.

Ớt xiêm mua về một phần nhỏ để bán ăn sống, đại đa số còn lại được rửa sạch rồi ngâm thành ớt muối cho vào chai nhựa có dung tích khoảng 0,5 lít/chai để bán, với giá từ 80-100.000 đồng/chai; tương đương khoảng 300-320.000 đồng/kg.

>Ớt xiêm rừng tí hon có hương vị thơm ngon, nhưng không phải lúc nào cũng có thể mua được. Vì vậy, một số người Kinh ở khu vực trung tâm huyện Sơn Tây còn mua ớt xiêm rừng về phơi khô, rồi xay nhuyễn để sử dụng dần, hoặc làm quà biếu cho người thân ở dưới xuôi lên thăm.


Có thể bạn quan tâm

Sản xuất cá lồng theo chuỗi bước đầu nâng cao hiệu quả Sản xuất cá lồng theo chuỗi bước đầu nâng cao hiệu quả

Tính đến tháng 9 năm 2015, toàn tỉnh Phú Thọ đã phát triển được 921 lồng cá (quy mô 90m3/lồng) tập trung tại sông Đà, sông Lô, sông Bứa và một số hồ chứa lớn trên địa bàn tỉnh, tăng 500 lồng so với năm 2014.

23/11/2015
Nghề đăng lưới và những trăn trở Nghề đăng lưới và những trăn trở

Tận dụng quy luật lên xuống của con nước, những người dân ven các sông, rạch ở Gò Công (Tiền Giang) đã phát triển nghề đăng lưới từ nhiều năm nay.

23/11/2015
Gà Đông Tảo trên đất Đơn Dương Gà Đông Tảo trên đất Đơn Dương

Gà Đông Tảo (hay còn gọi là gà Đông Cảo) - một giống gà quý hiếm của Việt Nam có nguồn gốc từ tỉnh phía Bắc Hưng Yên xa xôi nay đã “bén duyên” với vùng đất Đơn Dương, Lâm Đồng.

23/11/2015
Mía tím cuối vụ, gian nan tiêu thụ Mía tím cuối vụ, gian nan tiêu thụ

Từ cuối tháng 10 trở lại đây, mía tím Khánh Sơn (Khánh Hòa) rớt giá, việc tiêu thụ cũng gặp nhiều khó khăn. Tình trạng này khiến nhiều gia đình lo lắng vì phải đối mặt với vụ mía thua lỗ và ảnh hưởng đến lịch xuống giống vụ tiếp theo.

23/11/2015
Người dân gồng mình chống hạn cho cây tiêu Người dân gồng mình chống hạn cho cây tiêu

Tình hình nắng nóng, khô hạn tiếp tục diễn ra gay gắt, người dân huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai đang phải gồng mình chống hạn. Đặc biệt, cây hồ tiêu là một trong những cây trồng chủ lực của địa phương và là nguồn thu nhập chính của người dân đang bị đe dọa nghiêm trọng.

23/11/2015