Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ớt xiêm rừng tí hon đắt gấp 25 lần ớt thường có gì đặc biệt?

Ớt xiêm rừng tí hon đắt gấp 25 lần ớt thường có gì đặc biệt?
Ngày đăng: 08/10/2015

Trái nhỏ, nhưng bù lại ớt xiêm rừng rất thơm, vị cay nhưng không gắt như các loại ớt trồng khác. Ớt xiêm rừng có thể thu hoạch quanh năm, nhiều nhất vào tháng 6-7 hàng năm. Bình quân mỗi cây ớt thu hoạch được từ 0,5-1kg.

Trái ớt xiêm rừng.

Cũng như những loại sản vật khác, ớt xiêm rừng tí hon mọc tự nhiên và riêng lẻ từng cây ở các vùng đồi, núi, trên nương rẫy. Vì không có sự chăm sóc, bón phân nên thân cây chỉ cao khoảng 0,5-1m và trái thì chỉ nhỉnh hơn đầu que nhang.

"Tuy nhiên cá biệt cũng có cây ớt xiêm đại thụ cao khoảng 1,5m, với tán lá rộng 2 người ôm. Nhưng những cây ớt to như vậy chỉ có ở vùng núi cao và rất hiếm", ông Đinh Văn Sin (39 tuổi) cho biết.

Hầu như vùng núi nào ở Quảng Ngãi cũng có ớt xiêm rừng, nhưng tại khu vực xã Sơn Màu, huyện Sơn Tây có số lượng nhiều và thơm ngon nhất - ông Nguyễn Quyền, Chủ tịch UBND xã Sơn Màu, huyện Sơn Tây cho biết. Riêng tại xã Sơn Màu, số lượng ớt xiêm thu hoạch được lúc đỉnh điểm từ 20-30 kg trái tươi/ngày, gấp 3-6 lần so với các xã khác trong huyện và cả vùng lân cận.

Cũng chính vì mọc hoang nên hầu như trái ớt chín đều bị chim thú ăn, còn người dân chỉ thu hoạch được loại trái xanh già. Hơn nữa, ớt xiêm núi để chín rất mau thối rữa.

Giá của ớt xiêm rừng hiện cao gấp 25 lần so với ớt thường.

Nói về lý do vì sao ớt xiêm rừng tí hon có giá cao nhưng người dân nơi đây lại không trồng từng đám như ở dưới xuôi, già Đinh Văn Dẻ (62 tuổi, xã Sơn Màu) giải thích: Nếu đem gieo trồng loại ớt này dày như ở đồng bằng thì cây ớt sẽ tranh nhau ăn hết "cái bổ" dưới đất, trái ớt hái về sẽ không còn ngon như để tự mọc xa nhau. Và như vậy ớt xiêm sẽ không còn quý nữa.

Tuy nhiên gần đây do ớt xiêm giá cao, nên ngoài số mọc trên rừng, một số bà con còn mang hạt về trồng rải rác xung quanh vườn nhà, nương rẫy.

Ớt xiêm mua về một phần nhỏ để bán ăn sống, đại đa số còn lại được rửa sạch rồi ngâm thành ớt muối cho vào chai nhựa có dung tích khoảng 0,5 lít/chai để bán, với giá từ 80-100.000 đồng/chai; tương đương khoảng 300-320.000 đồng/kg.

>Ớt xiêm rừng tí hon có hương vị thơm ngon, nhưng không phải lúc nào cũng có thể mua được. Vì vậy, một số người Kinh ở khu vực trung tâm huyện Sơn Tây còn mua ớt xiêm rừng về phơi khô, rồi xay nhuyễn để sử dụng dần, hoặc làm quà biếu cho người thân ở dưới xuôi lên thăm.


Có thể bạn quan tâm

Cơ chế trói tay ngành lúa gạo Cơ chế trói tay ngành lúa gạo

Năm nước xuất khẩu gạo chính, gồm Thái Lan, Ấn Độ, Việt Nam, Pakistan và Mỹ, đều chịu chung ảnh hưởng từ biến động của thị trường lúa gạo thế giới, nhưng vì sao chỉ duy nhất xuất khẩu của Việt Nam sụt giảm?

07/10/2015
Chính phủ đồng ý sửa đổi nghị định cá tra Chính phủ đồng ý sửa đổi nghị định cá tra

Sau khi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có kiến nghị lùi thời hạn áp dụng quy định tỷ lệ mạ băng, hàm ẩm và một số nội dung khác của nghị định về kinh doanh cá tra, Chính phủ đã có công văn đồng ý việc sửa đổi nghị định này.

07/10/2015
Chợ phiên nông sản đạt doanh số cao gấp đôi năm trước Chợ phiên nông sản đạt doanh số cao gấp đôi năm trước

Giá trị sản phẩm bán ra khoảng 8,2 tỉ đồng là con số mà Ban tổ chức Chợ phiên nông sản lần 3 năm 2015 ước tính tại Lễ bế mạc ở Công viên Làng Hoa Gò Vấp tối hôm qua, 4-10. Con số nà

07/10/2015
Lúa chết do nước thải của Công ty TNHH Môi trường Phú Hà Lúa chết do nước thải của Công ty TNHH Môi trường Phú Hà

KTNT - Hàng chục hộ dân ở thôn 9, xã Minh Phú đứng trước nguy cơ thiếu đói do lúa chết hàng loạt. Nguyên nhân bà con cho rằng, là do nước thải từ Nhà máy xử lý chất thải công nghiệp, chất thải y tế của Công ty TNHH Môi trường Phú Hà đóng tại xã Trạm Thản, huyện Phù Ninh.

07/10/2015
Ô nhiễm từ nuôi tôm trên cát, biển chết Ô nhiễm từ nuôi tôm trên cát, biển chết

Báo Kinh tế nông thôn từng có bài phản ánh tình trạng ô nhiễm tại vùng nuôi tôm trên cát tại hai thôn Bắc Hòa, Phú Hòa thuộc xã Cẩm Hòa (Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh). Tuy nhiên, đến nay, vẫn chưa có dấu hiệu thuyên giảm.

07/10/2015