Ớt Trúng To

Mặc dầu thời tiết khá khắc nghiệt, nhưng năm nay nông dân Điện Bàn (Quảng Nam) khá hồ hởi vì trúng đậm vụ ớt đông xuân.
Toàn huyện Điện Bàn trồng trên 450 ha ớt. Mới vào đầu vụ thu hoạch, nhưng niềm vui, tiếng cười rôm rả của những hộ trồng ớt vang lên đầu làng cuối ngõ. Với những chuyến xe của thương lái từ nơi khác về đây mua và vận chuyển ớt.
Theo nhận định, của nhiều hộ trồng ớt ở Điện Bàn, đây là vụ ớt được mùa nhất kể từ năm 2004 đến nay. Khác với mọi năm trước, người trồng ớt nhiều phen “méo mặt” bởi giống ớt Trung Quốc chết khô héo cả cánh đồng, năm nay, nhiều hộ đã chuyển qua trồng giống ớt Hàn Quốc và ớt xanh là chủ yếu. Đi dạo một vòng quanh xã Điện Quang, Điện Phong (Điện Bàn), nhiều ngôi nhà khấm khá mọc lên nhờ trồng rau quả, trong đó có cây ớt. Và diện tích đất hoang dần thu hẹp, thay vào đó là màu xanh bạt ngàn của ngô, khoai, ớt.
Hiện tại, ớt tươi có giá từ 14.000 đến 16.000 đ/kg, cao gấp 3 lần so với năm trước. Mỗi sào thu hoạch trên 1 tấn ớt, và trung bình mỗi hộ thu nhập từ 10 đến 15 triệu đồng/sào. Chị Nguyễn Thị Bông (trú tại thôn Phú Đông, xã Điện Quang) hồ hởi: “Năm nay ớt được mùa, được giá, điều này như niềm động viên đối với bà con trồng ớt. Vì mấy năm trước, ớt mất mùa, kèm theo sâu bệnh, rồi lại rớt giá. Thu nhập từ ba sào ớt, tôi dự định mua thêm vài con bò để làm chút vốn, nuôi con ăn học”.
Không riêng gì huyện Điện Bàn, những ngày này về vựa ớt của huyện Duy Xuyên, tiếng cười nói, lòng hân hoan khi ớt được mùa lan tỏa trên khắp các cánh đồng ớt. Xã Duy Châu, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam trồng ớt với diện tích 42 ha, năng suất 30 tấn/ha, chủ yếu là ớt Hàn Quốc và ớt xanh.
Chị Lê Thị Chín (trú tại Duy Châu, Duy Xuyên, Quảng Nam), chia sẻ: “Mặc dầu ớt năm nay được giá, nhưng chúng tôi không nghĩ đến việc mở rộng diện tích. Vì không phải năm nào, mùa nào cũng được như năm nay, và đôi lúc trồng trọt hay chăn nuôi cũng luôn tiềm ẩn những rủi ro khó lường. Tôi thà “ăn chắc mặc bền” vụ nào hay vụ đó, chứ nghĩ đến việc mở rộng diện tích thì không dám”.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 10/6, Chi cục thủy sản Ninh Bình đã tổ chức đoàn đi kiểm tra tiến độ thực hiện dự án “Hỗ trợ sản xuất giống cua năm 2014” tại huyện Kim Sơn, cùng đi có các đồng chí lãnh đạo huyện Kim Sơn và các hộ thực hiện dự án tại các xã của huyện Kim Sơn.

Trong đó, sản lượng thủy sản khai thác đạt hơn 145 nghìn tấn, tăng 3,46% so cùng kỳ. Sản lượng nuôi trồng đạt khoảng 6,7 nghìn tấn, tăng 4,26% so cùng kỳ. Ước 6 tháng giá trị sản xuất ngư nghiệp của địa phương này đạt khoảng 1.275 tỷ đồng, đạt 46% kế hoạch, tăng 4,91%.

Những năm gần đây, nghề nuôi cá lồng trên sông ở tỉnh Phú Thọ đã và đang phát triển mạnh. Tuy nhiên, Chi cục Thủy sản tỉnh Phú Thọ cho rằng, sự phát triển của nghề nuôi cá lồng trên sông sẽ ảnh hưởng đến việc phát triển thủy sản chung, nhất là việc phòng, chống dịch bệnh cho cá, vấn đề môi trường.

Ngày 12-6, ông Nguyễn Ngọc Thụ, Phó Chủ tịch UBND huyện Quảng Ninh (Quảng Bình) cho biết, mặc dù 10 ngày qua địa phương cùng với Sở Nông nghiệp và PTNT đã tập trung chỉ đạo các đơn vị chức năng hỗ trợ người dân dập dịch cho tôm nuôi ở các xã Hàm Ninh, Võ Ninh và Hải Ninh nhưng tính đến chiều 12-6 đã có hơn 4ha tôm bị mất trắng.

Đặc thù của Bạc Liêu là phân chia ra hai vùng sản xuất Bắc và Nam Quốc lộ 1A, đó là vùng nuôi tôm và trồng lúa. Những năm gần đây, nước mặn xâm nhập đã làm ảnh hưởng đến diện tích sản xuất lúa. Để điều tiết nước hài hòa, vừa bảo vệ lúa nhưng đảm bảo nước mặn nuôi tôm, năm 2014, ngành Thủy lợi tỉnh đã đưa ra nhiều giải pháp điều tiết nước.