Ớt Trúng To

Mặc dầu thời tiết khá khắc nghiệt, nhưng năm nay nông dân Điện Bàn (Quảng Nam) khá hồ hởi vì trúng đậm vụ ớt đông xuân.
Toàn huyện Điện Bàn trồng trên 450 ha ớt. Mới vào đầu vụ thu hoạch, nhưng niềm vui, tiếng cười rôm rả của những hộ trồng ớt vang lên đầu làng cuối ngõ. Với những chuyến xe của thương lái từ nơi khác về đây mua và vận chuyển ớt.
Theo nhận định, của nhiều hộ trồng ớt ở Điện Bàn, đây là vụ ớt được mùa nhất kể từ năm 2004 đến nay. Khác với mọi năm trước, người trồng ớt nhiều phen “méo mặt” bởi giống ớt Trung Quốc chết khô héo cả cánh đồng, năm nay, nhiều hộ đã chuyển qua trồng giống ớt Hàn Quốc và ớt xanh là chủ yếu. Đi dạo một vòng quanh xã Điện Quang, Điện Phong (Điện Bàn), nhiều ngôi nhà khấm khá mọc lên nhờ trồng rau quả, trong đó có cây ớt. Và diện tích đất hoang dần thu hẹp, thay vào đó là màu xanh bạt ngàn của ngô, khoai, ớt.
Hiện tại, ớt tươi có giá từ 14.000 đến 16.000 đ/kg, cao gấp 3 lần so với năm trước. Mỗi sào thu hoạch trên 1 tấn ớt, và trung bình mỗi hộ thu nhập từ 10 đến 15 triệu đồng/sào. Chị Nguyễn Thị Bông (trú tại thôn Phú Đông, xã Điện Quang) hồ hởi: “Năm nay ớt được mùa, được giá, điều này như niềm động viên đối với bà con trồng ớt. Vì mấy năm trước, ớt mất mùa, kèm theo sâu bệnh, rồi lại rớt giá. Thu nhập từ ba sào ớt, tôi dự định mua thêm vài con bò để làm chút vốn, nuôi con ăn học”.
Không riêng gì huyện Điện Bàn, những ngày này về vựa ớt của huyện Duy Xuyên, tiếng cười nói, lòng hân hoan khi ớt được mùa lan tỏa trên khắp các cánh đồng ớt. Xã Duy Châu, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam trồng ớt với diện tích 42 ha, năng suất 30 tấn/ha, chủ yếu là ớt Hàn Quốc và ớt xanh.
Chị Lê Thị Chín (trú tại Duy Châu, Duy Xuyên, Quảng Nam), chia sẻ: “Mặc dầu ớt năm nay được giá, nhưng chúng tôi không nghĩ đến việc mở rộng diện tích. Vì không phải năm nào, mùa nào cũng được như năm nay, và đôi lúc trồng trọt hay chăn nuôi cũng luôn tiềm ẩn những rủi ro khó lường. Tôi thà “ăn chắc mặc bền” vụ nào hay vụ đó, chứ nghĩ đến việc mở rộng diện tích thì không dám”.
Có thể bạn quan tâm

Qua nhiều năm thất bại với con tôm thẻ chân trắng do ảnh hưởng của dịch bệnh, ông Phạm Văn Tánh, ấp Thanh Nhung I, xã Phước Trung, huyện Gò Công Đông (Tiền Giang) đã thử nghiệm mô hình nuôi tôm sú kết hợp với tôm thẻ chân trắng và mô hình này đã phát triển tốt, thoát được dịch bệnh, lợi nhuận đạt được khá cao ngay trong vụ nuôi đầu tiên.

Theo ông Thanh, hiện nay bò là loài vật dễ nuôi, ít dịch bệnh, giá cả tương đối ổn định nên ít gây tổn thất về kinh tế cho người chăn nuôi. Các giống bò được nuôi phổ biến ở Tư Nghĩa trong những năm qua chủ yếu là bò vàng địa phương, bò lai sind và bò lai Zêbu. Trong đó, giống bò lai sind đã được người dân lựa chọn nuôi ngày một nhiều với quy mô hộ gia đình, trang trại, chăn nuôi tập trung theo kiểu bán công nghiệp.

Tuy nhiên, do mức giảm còn khiêm tốn nên nhìn chung giá nhiều loại thức ăn chăn nuôi trên thị trường vẫn còn ở mức cao. Tại TP Cần Thơ, hiện giá nhiều loại thức ăn gia súc, gia cầm (loại hỗn hợp dạng viên) của nhiều hãng như: Con cò, Hi-Gro, Cargill... từ 260.000 - 290.000 đồng/bao 25kg; thức ăn đậm đặc dạng cám (loại 35 - 46% đạm) ở mức 450.000 - 500.000 đồng/bao 25kg.

Ðến đất Hội Phú, xã Hoài Hảo, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định bây giờ, tôi dễ dàng cảm nhận ngay màu xanh mướt của những vườn tiêu. Màu xanh của những vườn tiêu ở đây thật dễ chịu. Có ấn tượng này là bởi ngày xưa, có nhà báo đàn anh, nhiều lần than thở chuyện “mặn ngọt vùng đất chua” khi nhắc về Hoài Hảo.

Theo ghi nhận trong gần 40 năm qua, không có cây sinh trưởng mới khiến loài cây này đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Để bảo tồn và phát triển loài cây này thì việc nhân giống để trồng bổ sung là hết sức cần thiết; tuy nhiên việc nhân giống thủy tùng trong những năm qua vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn.