Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ớt Trúng To

Ớt Trúng To
Ngày đăng: 06/03/2014

Mặc dầu thời tiết khá khắc nghiệt, nhưng năm nay nông dân Điện Bàn (Quảng Nam) khá hồ hởi vì trúng đậm vụ ớt đông xuân.

Toàn huyện Điện Bàn trồng trên 450 ha ớt. Mới vào đầu vụ thu hoạch, nhưng niềm vui, tiếng cười rôm rả của những hộ trồng ớt vang lên đầu làng cuối ngõ. Với những chuyến xe của thương lái từ nơi khác về đây mua và vận chuyển ớt.

Theo nhận định, của nhiều hộ trồng ớt ở Điện Bàn, đây là vụ ớt được mùa nhất kể từ năm 2004 đến nay. Khác với mọi năm trước, người trồng ớt nhiều phen “méo mặt” bởi giống ớt Trung Quốc chết khô héo cả cánh đồng, năm nay, nhiều hộ đã chuyển qua trồng giống ớt Hàn Quốc và ớt xanh là chủ yếu. Đi dạo một vòng quanh xã Điện Quang, Điện Phong (Điện Bàn), nhiều ngôi nhà khấm khá mọc lên nhờ trồng rau quả, trong đó có cây ớt. Và diện tích đất hoang dần thu hẹp, thay vào đó là màu xanh bạt ngàn của ngô, khoai, ớt.

Hiện tại, ớt tươi có giá từ 14.000 đến 16.000 đ/kg, cao gấp 3 lần so với năm trước. Mỗi sào thu hoạch trên 1 tấn ớt, và trung bình mỗi hộ thu nhập từ 10 đến 15 triệu đồng/sào. Chị Nguyễn Thị Bông (trú tại thôn Phú Đông, xã Điện Quang) hồ hởi: “Năm nay ớt được mùa, được giá, điều này như niềm động viên đối với bà con trồng ớt. Vì mấy năm trước, ớt mất mùa, kèm theo sâu bệnh, rồi lại rớt giá. Thu nhập từ ba sào ớt, tôi dự định mua thêm vài con bò để làm chút vốn, nuôi con ăn học”.

Không riêng gì huyện Điện Bàn, những ngày này về vựa ớt của huyện Duy Xuyên, tiếng cười nói, lòng hân hoan khi ớt được mùa lan tỏa trên khắp các cánh đồng ớt. Xã Duy Châu, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam trồng ớt với diện tích 42 ha, năng suất 30 tấn/ha, chủ yếu là ớt Hàn Quốc và ớt xanh.

Chị Lê Thị Chín (trú tại Duy Châu, Duy Xuyên, Quảng Nam), chia sẻ: “Mặc dầu ớt năm nay được giá, nhưng chúng tôi không nghĩ đến việc mở rộng diện tích. Vì không phải năm nào, mùa nào cũng được như năm nay, và đôi lúc trồng trọt hay chăn nuôi cũng luôn tiềm ẩn những rủi ro khó lường. Tôi thà “ăn chắc mặc bền” vụ nào hay vụ đó, chứ nghĩ đến việc mở rộng diện tích thì không dám”.


Có thể bạn quan tâm

Bình Định tiêm phòng vắc-xin cúm gia cầm cho trên 2 triệu con gà, vịt Bình Định tiêm phòng vắc-xin cúm gia cầm cho trên 2 triệu con gà, vịt

Ông Phan Trọng Hổ, Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết, từ đầu năm đến nay, lực lượng thú y trong tỉnh Bình Định đã tiến hành tiêm phòng vắc-xin cúm gia cầm cho trên 2 triệu con gà, vịt, đạt 80,5% tổng đàn trong diện tiêm.

10/04/2015
Sẽ đình chỉ các cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi kém chất lượng Sẽ đình chỉ các cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi kém chất lượng

Năm 2015, các cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi kém chất lượng sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định, thậm chí có thể bị đình chỉ sản xuất nếu phát hiện sử dụng chất cấm.

10/04/2015
Tăng cường ý thức cho người chăn nuôi Tăng cường ý thức cho người chăn nuôi

Không chỉ tập trung kiểm tra cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi, mà còn phải tăng cường kiểm tra việc sử dụng thức ăn đầu vào của các cơ sở chăn nuôi. Ý thức của người chăn nuôi mới là quan trọng.

10/04/2015
Một số lưu ý trong chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học Một số lưu ý trong chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học

Chăn nuôi gia cầm hiện nay đang phát triển nhanh và giữ một vị trí quan trọng trong ngành chăn nuôi. Tuy nhiên, đa phần là phương thức chăn nuôi nông hộ, quy mô nhỏ lẻ thiếu tập trung, do đó việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới và công tác phòng chống dịch bệnh trong chăn nuôi còn gặp nhiều khó khăn.

10/04/2015
Nuôi bò vỗ béo hướng đi mới phát triển kinh tế gia đình ở xã Vĩnh Lợi (An Giang) Nuôi bò vỗ béo hướng đi mới phát triển kinh tế gia đình ở xã Vĩnh Lợi (An Giang)

Xã Vĩnh Lợi, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang là một xã thuần nông có 1.435 hộ dân với 5.789 nhân khẩu đang sinh sống. Người dân ở đây chủ yếu sống bằng nghề nông và làm thuê. Thời gian gần đây, phong trào chăn nuôi đặc biệt là nuôi bò vỗ béo đã và đang phát triển một cách mạnh mẽ và trở thành nghề chính trong phát triển kinh tế hộ gia đình của nông dân Vĩnh Lợi.

10/04/2015