Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ớt Trúng To

Ớt Trúng To
Ngày đăng: 06/03/2014

Mặc dầu thời tiết khá khắc nghiệt, nhưng năm nay nông dân Điện Bàn (Quảng Nam) khá hồ hởi vì trúng đậm vụ ớt đông xuân.

Toàn huyện Điện Bàn trồng trên 450 ha ớt. Mới vào đầu vụ thu hoạch, nhưng niềm vui, tiếng cười rôm rả của những hộ trồng ớt vang lên đầu làng cuối ngõ. Với những chuyến xe của thương lái từ nơi khác về đây mua và vận chuyển ớt.

Theo nhận định, của nhiều hộ trồng ớt ở Điện Bàn, đây là vụ ớt được mùa nhất kể từ năm 2004 đến nay. Khác với mọi năm trước, người trồng ớt nhiều phen “méo mặt” bởi giống ớt Trung Quốc chết khô héo cả cánh đồng, năm nay, nhiều hộ đã chuyển qua trồng giống ớt Hàn Quốc và ớt xanh là chủ yếu. Đi dạo một vòng quanh xã Điện Quang, Điện Phong (Điện Bàn), nhiều ngôi nhà khấm khá mọc lên nhờ trồng rau quả, trong đó có cây ớt. Và diện tích đất hoang dần thu hẹp, thay vào đó là màu xanh bạt ngàn của ngô, khoai, ớt.

Hiện tại, ớt tươi có giá từ 14.000 đến 16.000 đ/kg, cao gấp 3 lần so với năm trước. Mỗi sào thu hoạch trên 1 tấn ớt, và trung bình mỗi hộ thu nhập từ 10 đến 15 triệu đồng/sào. Chị Nguyễn Thị Bông (trú tại thôn Phú Đông, xã Điện Quang) hồ hởi: “Năm nay ớt được mùa, được giá, điều này như niềm động viên đối với bà con trồng ớt. Vì mấy năm trước, ớt mất mùa, kèm theo sâu bệnh, rồi lại rớt giá. Thu nhập từ ba sào ớt, tôi dự định mua thêm vài con bò để làm chút vốn, nuôi con ăn học”.

Không riêng gì huyện Điện Bàn, những ngày này về vựa ớt của huyện Duy Xuyên, tiếng cười nói, lòng hân hoan khi ớt được mùa lan tỏa trên khắp các cánh đồng ớt. Xã Duy Châu, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam trồng ớt với diện tích 42 ha, năng suất 30 tấn/ha, chủ yếu là ớt Hàn Quốc và ớt xanh.

Chị Lê Thị Chín (trú tại Duy Châu, Duy Xuyên, Quảng Nam), chia sẻ: “Mặc dầu ớt năm nay được giá, nhưng chúng tôi không nghĩ đến việc mở rộng diện tích. Vì không phải năm nào, mùa nào cũng được như năm nay, và đôi lúc trồng trọt hay chăn nuôi cũng luôn tiềm ẩn những rủi ro khó lường. Tôi thà “ăn chắc mặc bền” vụ nào hay vụ đó, chứ nghĩ đến việc mở rộng diện tích thì không dám”.


Có thể bạn quan tâm

Người Nuôi Tôm Neo Hàng Chờ Giá Người Nuôi Tôm Neo Hàng Chờ Giá

Ngoài yếu tố dịch bệnh, sự cạnh tranh từ các thương lái nước ngoài, việc người nuôi tôm neo hàng chờ giá đã tạo sức ép khá lớn cho các doanh nghiệp và ảnh hưởng không nhỏ đến cả ngành chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam.

07/10/2013
“Làng Trứng” Châu Mai (Hà Nội) “Làng Trứng” Châu Mai (Hà Nội)

Người dân thôn Châu Mai, xã Liên Châu, huyện Thanh Oai (Hà Nội), có nghề nuôi vịt đẻ trứng. Nhắc đến nghề này, Phó Chủ tịch UBND xã Liên Châu Đào Quang Huệ tươi cười: "Trứng vịt lộn người Hà Nội ăn đều có xuất xứ từ làng tôi cả. Trứng vịt của làng có mặt ở khắp nơi: Hà Nội, Sơn La, Yên Bái, nhưng chủ yếu ở thị trường Hà Nội. Nhờ trứng mà hộ nghèo ở thôn này giờ chỉ đếm trên đầu ngón tay, nhiều gia đình sáng "mở mắt" ra đã có cả triệu đồng tiền lãi.

07/10/2013
Làm Giàu Từ Nuôi Bò Sinh Sản Làm Giàu Từ Nuôi Bò Sinh Sản

Từ một hộ nghèo có cuộc sống kinh tế khó khăn, nhờ áp dụng hiệu quả mô hình chăn nuôi bò sinh sản,đến nay gia đình ông Bùi Văn Bảo ở xóm Đồng Bái, xã Đú Sáng (Kim Bôi - Hòa Bình) là hộ điển hình trong phát triển kinh tế vươn lên thoát nghèo, mỗi năm cho thu nhập hơn 100 triệu đồng từ việc bán bò, bê.

07/10/2013
Nuôi Chim Bồ Câu Nuôi Chim Bồ Câu

Bà Nguyễn Thị Chi, thôn Tân Thuận, xã Tân Hội, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng tâm sự, tình cờ bà đọc được thông tin trên báo chí giới thiệu mô hình nuôi chim bồ câu ở TPHCM rất hiệu quả. Năm 2006 hai vợ chồng bà lặn lội về tận nơi để tham quan, học hỏi kinh nghiệm và mua được 10 cặp chim bố mẹ về nuôi thử.

07/10/2013
Giá Cá Tra Tăng Trở Lại Giá Cá Tra Tăng Trở Lại

Ông Lê Hồng Đức - Chủ tịch Hiệp Hội thủy sản huyện Châu Thành (Đồng Tháp) cho biết, những ngày gần đây giá cá tra nguyên liệu đã tăng trở lại.

08/10/2013