Ớt tăng giá vào cuối vụ

Nhờ giá ớt tăng vào cuối vụ nên nhiều nông dân có lợi nhuận cao hơn các năm trước. Anh Nguyễn Hữu Kỳ ngụ ấp Tân Thuận B, xã Tân Phú trồng 2 công ớt vừa bán cho thương lái với giá 30 ngàn đồng/kg, trừ chi phí anh lãi trên 10 triệu đồng/công. Nguyên nhân ớt tăng giá là do ngoài xuất khẩu sang các thị trường truyền thống như: Hàn Quốc, Trung Quốc thì hiện nay, ớt còn được xuất theo đường tiểu ngạch sang Campuchia cộng với sản lượng ớt giảm vào cuối vụ “cung không đủ cầu”, nên giá ớt tăng mạnh.
Năm nay, nông dân huyện Thanh Bình (Đồng Tháp) xuống giống hơn 500ha ớt, tập trung nhiều tại các xã cù lao Tây. Thời tiết thuận lợi nên ớt cho năng suất khá cao, từ 2,2 - 2,5 tấn/công.
Có thể bạn quan tâm

Trước tình hình dịch lở mồm long móng đang có diễn biến phức tạp, UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các địa phương tập trung các biện pháp dập dịch một cách triệt để.

Trong những năm qua, nghề nuôi vịt đã được nhiều hộ nông dân trên địa bàn TX Quảng Yên (Quảng Ninh) triển khai và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên giống vịt của các hộ trên địa bàn chủ yếu là vịt cỏ, bầu cánh trắng, vịt kakicampel nên chậm lớn, thời gian nuôi kéo dài, chi phí đầu tư cao.

Nhưng đến nay, sau hơn 1 năm triển khai trồng thí điểm, dự án được đoàn kiểm tra của Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn cùng Phòng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn huyện đánh giá không đạt yêu cầu do có đến 30% diện tích cà phê trồng thí điểm bị chết, diện tích cây cà phê còn sống phát triển chậm.

Trên địa bàn ngoại thành TP.HCM và các tỉnh lân cận đã hình thành nhiều mô hình chăn nuôi “sạch” để có những sản phẩm thịt an toàn. Tuy nhiên, vẫn còn rất ít các sản phẩm như thế đến với người tiêu dùng do khâu quảng bá.

Từ việc thử nghiệm thành công mô hình trồng cây đương quy, vụ đông xuân năm 2013 - 2014, huyện Bát Xát (Lào Cai) hỗ trợ 520 hộ dân ở 6 xã của huyện, gồm: Y Tý, Nậm Pung, Pa Cheo, Bản Xèo, Nậm Chạc, A Mú Sung mở rộng diện tích trồng cây dược liệu đương quy lên 36 ha.