Ớt Mất Mùa, Mất Giá

Nông dân TX Ninh Hòa (Khánh Hòa) đang bước vào thu hoạch rộ vụ ớt chính vụ, song kém vui vì ớt mất mùa, mất giá.
Chúng tôi về Ninh Thọ, TX Ninh Hòa những ngày này, khi các cánh đồng lúa 1 vụ và những vùng đất chân cao nông dân trồng ớt đã bước vào mùa thu hoạch rộ. Không khí thu hoạch ớt trên ruộng rất khẩn trương, cứ 3 - 4 ngày nông dân lại hái ớt bán cho các vựa.
Đang thu hoạch ruộng ớt cho trái chín đỏ rực, chị Đỗ Thị Thắm, thôn Bình Sơn, xã Ninh Thọ cho biết: “Nhìn ruộng ớt chín đỏ như vậy thôi, chứ năm nay ớt nhà tôi mất mùa.
Nguyên nhân là thời tiết nắng hạn kéo dài, cây ớt bị héo trong thời kỳ ra bông nên cho quả không nhiều như năm. Mà không chỉ vườn ớt nhà tôi, nhiều vườn ớt khác của bà con trong xã đều mất mùa, giảm năng suất”.
Chị Thắm còn cho biết thêm, năm nay gia đình chị đầu tư trồng 7 cây bạt ớt, tương đương 7.000 cây. Gần 1 tháng nay gia đình chị thu hoạch 3 đợt quả chỉ được 3,5 tạ, trong khi năm ngoái cũng trồng chừng ấy diện tích, thu hoạch lên đến hàng tấn ớt.
Tuy nhiên, điều chị lo lắng hơn là giá ớt hiện nay được các vựa thu mua không ổn định và chỉ ở mức thấp. Giá ớt trước khi vào vụ được thu mua dao động ở mức từ 18.000 - 20.000đ/kg, nhưng chỉ được vài ngày thì giá tiếp tục giảm xuống, hiện chỉ còn 13.000 - 17.000đ/kg (tùy loại).
So với năm ngoái giá chỉ bằng 1/3, trong khi chi phí đầu tư năm nay mọi thứ đều tăng cao, nên trừ tất cả chi phí nông dân không có lãi mấy, thậm chí thua lỗ nếu thuê đất trồng ớt.
Còn ông Đoàn Văn Minh, thôn Ninh Điền, người cùng xã cho biết: "Năm ngoái, giá ớt từ 40.000 - 51.000đ/kg, năm nay giảm xuống còn 14.000 - 17.000đ/kg nên lợi nhuận thấp, mặc dù ớt của gia đình tôi đạt năng suất cao hơn các hộ xung quanh".
Theo ông Minh, năm nay chi phí đầu tư cho 4 cây bạt, trồng 4.000 cây ớt, gia đình ông tốn 20 - 24 triệu đồng, chưa kể công thu hoạch và chăm sóc. Dự kiến vụ ớt năm nay nhà ông thu khoảng 4 tấn.
Trao đổi với NNVN, ông Đỗ Công Tâm, Chủ tịch Hội Nông dân xã Ninh Thọ cho biết, những năm gần đây, cây ớt mang lại lợi nhuận cao cho bà con, đặc biệt vụ năm 2013.
Tuy nhiên, bước sang đầu năm 2014 cho đến nay, giá ớt bắt đầu giảm xuống nên nông dân không trồng nhiều như mọi năm.
Hiện bà con đã thu hoạch xong đợt đầu, năng suất ước đạt từ 3 - 4 tấn/ha, giảm 1 tấn/ha so với năm trước. Với giá ớt thấp như hiện nay nông dân thu hoạch chỉ lấy công làm lời.
Bà Đoàn Thị Huệ, chủ vựa ớt Bé Hải, xã Ninh An cho biết, năm nay nông dân trồng ớt rất khó kỳ vọng đạt mức tương đương cùng thời điểm năm trước.
Bởi cây ớt không chỉ các tỉnh miền Trung trồng được mà các tỉnh miền Nam và một số tỉnh phía Bắc cũng trồng nhiều và đồng loạt thu hoạch cùng thời điểm, dẫn đến cung vượt cầu. Trong khi đó ớt chủ yếu xuất sang thị trường Trung Quốc, mà thị trường này rất bấp bênh.
Giống ớt chủ yếu người dân nơi đây trồng là giống ớt “hai mũi tên đỏ”. Đây là giống dễ trồng mà năng suất lại cao hơn những loại ớt khác. Chỉ 3 tháng trồng là bắt đầu thu hoạch. Theo phòng Kinh tế TX Ninh Hòa, toàn TX có 350 ha ớt, tăng 100 ha so với năm trước.
Có thể bạn quan tâm

Đó là chỉ đạo của Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Vũ Văn Tám tại Hội nghị "Phòng chống dịch bệnh thủy sản năm 2013 và xây dựng kế hoạch năm 2014" do Bộ NN&PTNT tổ chức vào ngày 8-11 tại TP Cần Thơ.

Thực hiện chủ trương chuyển đổi những diện tích trồng lúa năng suất thấp sang nuôi thuỷ sản, từ năm 2003, xã Hải Châu (Hải Hậu - Nam Định) đã chuyển đổi 3ha đất lúa ở xóm 10 sang nuôi cá diêu hồng. Đây là giống cá có khả năng thích ứng với thay đổi thời tiết, chịu nóng, lạnh tốt, ít nhiễm bệnh, lớn nhanh hơn cá truyền thống từ 2-3 lần, lại đẹp mã nên rất được ưa chuộng trong tiêu dùng, nhất là trong các nhà hàng, khách sạn...

Ngày 7/11, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành Quyết định số 3464/QĐ-UBND về việc công bố dịch lở mồm long móng trên gia súc ở các huyện Kỳ Anh, Cẩm Xuyên, Thạch Hà và Nghi Xuân.

Do đó, khi đề tài được thực hiện sẽ mở ra hướng đi mới cho ngành chăn nuôi tỉnh nhà. Đồng thời, giúp bà con nông dân tăng thêm thu nhập khi gắn bó với mô hình này.

Đề tài nhằm xác định thực trạng sử dụng kháng sinh hiện đang dùng điều trị bệnh ở tôm hùm nuôi lồng bè; xác định hiện tượng kháng thuốc của vi khuẩn ngoại bào thường gặp trên tôm hùm bị bệnh làm cơ sở để đề xuất giải pháp phòng, trị bệnh thân đỏ do vi khuẩn Vibrio alginolyticus và bệnh sữa do vi khuẩn Ricketsialike gây ra trên tôm hùm nuôi lồng bè tại tỉnh Phú Yên một cách hiệu quả.