Ớt Lâm Đồng bất ngờ lên cơn sốt
Cách đây khoảng 10 ngày, giá ớt tại huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng dao động từ 15.000 -20.000 đồng/kg, nay bất ngờ tăng vọt lên 30.000 đồng/kg. Thương lái tới tận vườn để thu mua.
Anh Phú Vang ở xã Lạc Lâm, huyện Đơn Dương cho biết trước đây nhà anh trồng 2 sào cà chua, khi thu hoạch chỉ đủ chi phí, thu nhập còn lại không đáng là bao. “Gần đây tôi chuyển sang trồng rớt, chỉ hơn 3 tháng mà đã hái được 3 lần, mỗi lần khoảng 300kg. Với mức giá 30.000 đồng/kg như hiện nay tôi không chỉ thu hồi vốn mà còn thu được lợi nhuận kha khá” - anh Vang vui vẻ nói.
Chị Lê Phương Loan xã Tu Tra, huyện Đơn Dương, hồ hởi: “Năm nay ớt được giá lắm chú ơi! Nhà trồng hơn 3 sào ớt mới thu hoạch được lần thứ 2 mà giá cao, chỉ cần 2 lần nữa là thu hồi cây giống và tiền công chăm sóc... nên bà con chúng tôi mừng lắm. Không phải thấp thỏm như những mùa vụ trước”.
Nhiều thương lái tại huyện Đơn Dương cho biết các chủ vựa trong TP HCM đặt hàng ớt liên tục nên chúng tôi phải tranh thủ đến tận vườn của bà con để thu mua cho đủ hàng cung ứng.
Có thể bạn quan tâm

Theo TS. Kozai Naoko, thành viên của dự án Nghiên cứu quốc tế phát triển sầu riêng (Trung tâm nghiên cứu quốc tế về khoa học nông nghiệp Nhật Bản - JIRCAS), đến nay, danh lục sầu riêng của Thái Lan vẫn chỉ dừng lại ở các tên sầu riêng monthong (gối vàng), Gan yao (cán dài) và Channe, chưa thấy Chanbury 1 (tên của giống sầu riêng mới không mùi, công bố năm 2007).

Có một thời gian do nhiều yếu tố như thị trường không ổn định, người dân thiếu quan tâm, nhiều diện tích cam bị già cỗi, sâu bệnh, vùng cam Bắc Quang và một số vùng trồng cam trong tỉnh Hà Giang bị suy giảm diện tích. Từ đó, làm lãng phí một tiềm năng và một đặc sản vốn là niềm tự hào của đất Hà Giang. Với chủ trương phục hồi và phát triển các diện tích cam, quýt, huyện Bắc Quang đã và đang quan tâm, chú trọng đến vấn đề chất lượng nhằm không chỉ phục hồi mà còn đưa trái cam sành Bắc Quang không ngừng vươn xa...

Huyện Tân Phước là một huyện nghèo của tỉnh Tiền Giang, nhân dân quanh năm chủ yếu sống bằng nông nghiệp. Xác định cây khóm, khoai và lúa là cây trồng chủ lực nên huyện Tân Phước từng bước thay da đổi thịt.

Được sự giúp đỡ của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, năm 2013 Trung tâm KNKNKN Thái Bình thực hiện mô hình nuôi ghép cá chép V1 là chính thuộc dự án “Phát triển nuôi các đối tượng cá truyền thống và nuôi cá hồ chứa” với qui mô 10.000m2 tại huyện Vũ Thư.

Tính đến cuối tháng 10-2013, tổng diện tích tôm nuôi bị thiệt hại trong cả nước giảm mạnh, chỉ còn bằng 1/5 so với cùng kỳ năm ngoái, dù số địa phương có dịch có chiều hướng tăng lên. Đây được xác định là điều kiện góp phần đưa xuất khẩu tôm của Việt Nam tăng mạnh trong những tháng đầu năm nay.