Ớt Giảm Giá Mạnh, Nông Dân Cay

Hơn một tuần nay, giá ớt trên thị trường đột ngột giảm mạnh, khiến hàng trăm hộ trồng ớt ở các huyện: Mỹ Tú, Mỹ Xuyên và thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng) cầm chắc phần lỗ, mùa ớt năm nay càng thêm “cay”.
Hiện nay giá ớt đang nằm ở mức "siêu rẻ", chỉ còn 8.000 đồng/kg đối với ớt sừng trâu và 16.000 đồng/kg đối với ớt chỉ thiên thái. Trong khi đó, vào mấy tháng trước, ớt sừng trâu loại 1 có giá dao động từ 35.000 đến 45.000 đồng/kg, ớt kém chất lượng cũng ở mức giá từ 25.000 đến 35.000 đồng/kg; ớt chỉ thiên thái cũng có giá gần 50.000.
Ông Nguyễn Rên, ngụ khóm Bưng Tum, phường Khánh Hòa (thị xã Vĩnh Châu) trồng khoảng 6.000 gốc ớt sừng trâu buồn bã cho biết: "Vừa rồi tui mới thu hoạch 2 đợt được 90 kg, bán được 8.000 đồng/kg. Với giá ớt rẻ như hiện nay thì nông dân cầm chắc phần lỗ. Nguyên nhân giá ớt rẻ là do tình hình tiêu thụ ớt ở thị trường trong và ngoài nước đều giảm". Theo nhiều nông dân trồng ớt, năng suất bình quân mỗi vụ ớt đạt khoảng 1 tấn/công, tùy theo kỹ thuật.
Nếu giá bán bình quân từ 20.000 đồng/kg trở lên thì bà con có lãi, còn với giá như hiện nay thì sẽ lỗ hoặc hòa vốn. Dù giá ớt giảm mạnh như thế nhưng người trồng ớt chỉ biết ngậm ngùi, không trách ai được vì việc trồng ớt này là tự phát kiểu “may nhờ, rủi chịu".
Có thể bạn quan tâm

Theo ông Ngô Văn Tuấn, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Tiền Giang, tính đến cuối tháng 11/2015, Tiền Giang đã đạt kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trên 1,6 tỷ USD, hoàn thành chỉ tiêu xuất khẩu cả năm 2015 trước thời hạn một tháng.

Tỉnh Kiên Giang vừa kiến nghị Trung ương hỗ trợ 36,3 tỷ đồng để ứng phó với khô hạn và xâm nhập mặn mùa khô 2015-2016.

Theo Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), đến cuối tháng 10/2015, cả nước có 75 cơ sở nuôi trồng thủy sản được chứng nhận VietGAP trên tổng diện tích hơn 686ha.

UBND tỉnh Trà Vinh phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công và tổng dự toán xây dựng công trình Trung tâm sản xuất giống thủy - hải sản tỉnh Trà Vinh (giai đoạn 1), tọa lạc tại ấp Nhà Mát, xã Trường Long Hòa, thị xã Duyên Hải do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm chủ đầu tư.

Ngồi trong căn chòi lá được dựng lên giữa đầm Thị Tường để trông giữ bãi sò rộng đến 15 ha mặt nước, anh Trần Văn Sal, 47 tuổi (ngụ ấp Tân Lợi, xã Phong Lạc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau) nhớ lại cơ duyên đưa anh đến với nghề nuôi sò huyết cách đây 5 năm. Với vốn đầu tư sò giống cho 15 ha mặt nước trên đầm khoảng 800 triệu đồng, một mình không đủ khả năng, anh Sal rủ thêm 2 người bà con cùng làm.