Ớt Giảm Giá Mạnh, Nông Dân Cay

Hơn một tuần nay, giá ớt trên thị trường đột ngột giảm mạnh, khiến hàng trăm hộ trồng ớt ở các huyện: Mỹ Tú, Mỹ Xuyên và thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng) cầm chắc phần lỗ, mùa ớt năm nay càng thêm “cay”.
Hiện nay giá ớt đang nằm ở mức "siêu rẻ", chỉ còn 8.000 đồng/kg đối với ớt sừng trâu và 16.000 đồng/kg đối với ớt chỉ thiên thái. Trong khi đó, vào mấy tháng trước, ớt sừng trâu loại 1 có giá dao động từ 35.000 đến 45.000 đồng/kg, ớt kém chất lượng cũng ở mức giá từ 25.000 đến 35.000 đồng/kg; ớt chỉ thiên thái cũng có giá gần 50.000.
Ông Nguyễn Rên, ngụ khóm Bưng Tum, phường Khánh Hòa (thị xã Vĩnh Châu) trồng khoảng 6.000 gốc ớt sừng trâu buồn bã cho biết: "Vừa rồi tui mới thu hoạch 2 đợt được 90 kg, bán được 8.000 đồng/kg. Với giá ớt rẻ như hiện nay thì nông dân cầm chắc phần lỗ. Nguyên nhân giá ớt rẻ là do tình hình tiêu thụ ớt ở thị trường trong và ngoài nước đều giảm". Theo nhiều nông dân trồng ớt, năng suất bình quân mỗi vụ ớt đạt khoảng 1 tấn/công, tùy theo kỹ thuật.
Nếu giá bán bình quân từ 20.000 đồng/kg trở lên thì bà con có lãi, còn với giá như hiện nay thì sẽ lỗ hoặc hòa vốn. Dù giá ớt giảm mạnh như thế nhưng người trồng ớt chỉ biết ngậm ngùi, không trách ai được vì việc trồng ớt này là tự phát kiểu “may nhờ, rủi chịu".
Có thể bạn quan tâm

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến năm 2015, vùng Đồng bằng sông Cửu Long sẽ chuyển đổi 112.000 ha trồng lúa sang các loại cây trồng khác và đến năm 2020, tổng diện tích đất trồng lúa sẽ chuyển đổi sang các loại cây trồng khác là 204.000 ha.

Hiện, chất lượng gạo của Việt Nam kém là do cách làm ăn chụp giật của các thương lái, trộn lẫn các loại gạo cao cấp thấp cấp với nhau. Điệp khúc được mùa mất giá , nông dân bỏ ruộng vẫn tiếp diễn do các bộ, ban ngành đang bỏ mặc nông dân.

Ông Sí Trung Kiên, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Bát Xát cho biết: Năng suất dưa chuột trung bình đạt 280 tạ/ha. Vụ dưa chuột năm nay, kế hoạch huyện giao là 36ha, nhân dân trồng được 43,7 ha, đạt 121,4% kế hoạch.

Nuôi tôm ở thành phố Hồ Chí Minh hiện đang phát triển theo hướng bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái, cung cấp sản phẩm an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng. Diện tích nuôi tôm tại huyện Cần Giờ đạt 6.203ha, Nhà Bè 255ha và huyện Bình Chánh 60ha.

Theo đó, diện tích nuôi tôm sú thâm canh và bán thâm canh của tỉnh chỉ còn 4.072ha do có 428ha sẽ chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng; chuyển 202ha tôm sú quảng canh cải tiến sang nuôi tôm thẻ chân trắng (diện tích nuôi tôm sú quảng canh cải tiến còn lại 13.149ha) và 1.280ha nuôi tôm sú - lúa chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng (diện tích mô hình này còn lại 7.620ha).