Ớt Được Mùa, Được Giá

Thời điểm hiện nay, nông dân các huyện Phù Mỹ, Vĩnh Thạnh, Tây Sơn, An Lão, thị xã An Nhơn (Bình Định)… đang vào chính vụ thu hoạch ớt vụ Đông Xuân 2013 - 2014 với niềm vui trúng mùa, được giá. Giá ớt hiện được thương lái thu mua tại ruộng từ 11.000 - 14.000 đồng/kg, cao gấp đôi so với các niên vụ trước.
Đầu vụ thu hoạch có thời điểm giá ớt tươi ở mức 45.000 đồng/kg, giúp người nông dân có thu nhập khá.
Năm nay nhờ thời tiết thuận lợi cộng thêm việc lựa chọn các loại giống cao sản nên năng suất, sản lượng ớt vụ Đông Xuân tăng cao. Trung bình 1 ha trồng ớt nếu đầu tư thâm canh tốt có thể cho thu hoạch từ 20 - 22 tấn ớt tươi, doanh thu cả trăm triệu đồng/ha/vụ.
Ông Phan Trọng Hổ, Giám đốc Sở NN - PTNT tỉnh, cho biết: Hiện toàn tỉnh có trên 800 ha ớt, trong đó, tập trung chủ yếu ở các huyện Phù Mỹ (400 ha); Vĩnh Thạnh (100 ha) và diện tích còn lại rải rác ở các địa phương khác như thị xã An Nhơn, huyện Tây Sơn…
Có thể bạn quan tâm

Trạm bảo vệ thực vật huyện Tháp Mười (Đồng Tháp) phối hợp nông dân thí điểm mô hình “Ruộng lúa bờ hoa” với diện tích hơn 2ha. Các loài hoa được trồng chủ yếu là hoa có màu sắc sặc sỡ, có nhiều phấn hoa để thu hút thiên địch như: cúc Đà Lạt, hoa dừa cạn, sao nhái, hướng dương, bông trang, mè, đậu bắp,...

Cây chanh bông tím đã bén rễ cả chục năm nay trên đất Nhị Bình (Châu Thành - Tiền Giang) với diện tích vài chục ha. Người trồng ít một vài công đất, nhiều nhất cũng khoảng 7 - 8 công. Nhờ cây chanh bông tím mang lại lợi nhuận cao, giúp một số hộ dân thoát nghèo và tiến dần lên khá. Trong số này có anh Phạm Hoàng Minh (ấp Đông A).

Trong những năm gần đây xã Quảng Minh (Hải Hà - Quảng Ninh) đang có sự bứt phá mạnh mẽ về phát triển kinh tế - xã hội, từ những mô hình kinh tế điển hình của các hộ dân trong xã mở ra hướng đi mới để thoát nghèo, trong đó có gia đình anh Đào Văn Thắm ở thôn 4.

Trong điều kiện bất lợi của thời tiết, nghề nuôi tôm sú bị thua lỗ hoặc chỉ có lãi ít, nhiều người đã chuyển sang nuôi cua xen trong ao nuôi tôm quảng canh. Tại huyện Thạnh Phú (Bến Tre), nhiều nông dân đã khấm khá nhờ nghề nuôi cua “nhướng”. Cua “nhướng” là tên gọi của người dân địa phương, vì lúc thả nuôi con cua còn rất nhỏ, người xem phải nhướng mắt lên thì mới nhìn thấy nó được.

Gia đình anh Phạm Văn Bình ở thôn Tân Lập (xã Ea Kpam, huyện Cư M’gar, Dak Lak) có 5 sào đất trồng cà phê. Qua tìm hiểu tư liệu thông tin và được tham gia lớp tập huấn kỹ thuật thâm canh cây cà phê do Hội Nông dân tổ chức, năm 2006, anh quyết định mua 30 cây bơ ghép về trồng thử nghiệm trên rẫy. Kết quả cây bơ lớn nhanh, đồng thời tạo điều kiện cho cây cà phê thêm xanh bởi cây bơ che bóng mát và giữ độ ẩm đất tốt, nhất là vào các tháng mùa khô.