Ớt Được Giá Nhưng Mất Mùa Nông Dân Điêu Đứng

Năm nay được coi là năm thành công đối với những nông dân trồng ớt. Vào thời điểm thu hoạch vụ ớt Đông Xuân thì giá ớt luôn nằm từ 15.000 đồng đến 25.000 đồng/kg ớt tươi. Trừ chi phí thì mỗi công (1.000m2) ớt, người nông dân lời trên dưới 10 triệu đồng. Gần cuối vụ, giá ớt tăng đột biến lên đến 40.000 đồng/kg ớt tươi. Những hộ trồng ớt tranh thủ tận thu những trái ớt còn lại nhằm kiếm thêm đồng lãi.
Thế nhưng, vào thời điểm đầu tháng 7, những hộ trồng ớt vụ Hè lại rơi vào cảnh “được giá, mất mùa”. Thậm chí có hộ còn không biết có “gỡ” được vốn đầu tư hay không. Nguyên nhân là do những ruộng ớt vào thời điểm này bị bệnh thúi trái, khiến nông dân điêu đứng dù đã tìm nhiều cách chữa trị.
Đến khu vực cầu Gò Chai, xã Long Vĩnh, huyện Châu Thành, nơi có nhiều nông dân trồng ớt, mới thấy được cảnh người nông dân đang phải nếm “vị cay” từ cây ớt. Ông Thành, gần 60 tuổi, người có thâm niên trồng ớt “nghịch mùa” nơi đây cho biết, vụ ớt này nhiều người thắng đậm do giá ớt năm này cao hơn những năm trước. Tuy nhiên, ông và một số người khác lại chọn trồng ớt vào mùa mưa, vì vào mùa mưa giá ớt rất cao, nhưng cũng đầy may rủi do ớt gặp mưa rất dễ bị bệnh. Do đó, hiện nay gần 1 ha ớt của ông đang vào mùa thu hoạch coi như mất trắng vì bị bệnh thúi trái.
Dẫn chúng tôi đi xem ruộng ớt, ông Thành lắc đầu ngao ngán bởi trên cành ớt đơm trái xum xuê có đến 80% đang bị thúi. Với tiền vốn đã bỏ ra không dưới 50 triệu đồng- dù giá ớt hiện nay gần 40.000 đồng/kg nhưng chuyện lỗ lã là cầm chắc. Theo ông Thành, dù có cố gắng thu hoạch những trái ớt không bị thúi cũng chưa chắc gì lấy lại được 1/3 vốn đầu tư. Hơn nữa, việc mướn người hái ớt bị bệnh chi phí tiền công cũng cao hơn bình thường do phải tốn thêm công sức để phân loại ớt.
Gần ruộng ớt của ông Thành là ruộng ớt của chị Hiếu và một số hộ khác cũng rơi vào cảnh tương tự. Một số người cho biết là đã tìm đến các nơi bán thuốc bảo vệ thực vật để mua thuốc trị bệnh thúi trái nhưng chẳng ăn thua gì, đành chấp nhận mùa ớt này lỗ vốn.
Nhiều năm qua, ớt là loại cây mang lại thu nhập khá cao cho bà con nông dân trên địa bàn Tây Ninh. Tuy nhiên đến nay người trồng ớt nói riêng và sản xuất nông nghiệp nói chung vẫn chưa thoát được vòng lẩn quẩn “được giá thì mất mùa, được mùa thì rớt giá- thậm chí có lúc vừa mất mùa vừa rớt giá”. Nông dân rất cần sự vào cuộc của ngành nông nghiệp trong việc định hướng, hỗ trợ kỹ thuật giúp người nông dân nói chung và người trồng ớt nói riêng phát triển một cách bền vững hơn.
Có thể bạn quan tâm

Trong đó, tiêm 7.506 liều vắc xin lở mồm long móng và tụ huyết trùng cho trâu, bò; 5.380 liều vắc xin dịch tả lợn và 25.000 liều vắc xin Niucatson gà. Phun thuốc khử trùng tiêu độc phòng chống cúm H5N1 và H7N9 được 313.200 m2 tại 113 xóm.

Tưới nhỏ giọt là kỹ thuật tưới nước vào rễ cây dưới dạng các giọt nước nhỏ ra chậm, với lưu lượng không đổi nhờ các cơ chế đều tiết áp lực nước của các đầu nhỏ giọt gắn chìm trong ống dẫn hay lắp bên ngoài ống. Đến nay, hệ thống tưới nhỏ giọt là biện pháp tưới tiêu tiết kiệm nước nhất, giảm được khoảng 30-60% nước so với phương pháp tưới truyền thống…

Từ năm 2013 đến nay, Công ty Xây dựng Thanh Phương ( Hà Quảng) đầu tư cho 26 hộ dân xóm Khuổi Pàng, thị trấn Xuân Hòa (Hà Quảng) trồng 34 ha cây keo, đạt 90% kế hoạch.

Thực hiện chương trình tái canh cà phê, hiện nay, các cấp chính quyền và người dân địa phương đang triển khai trồng thay thế giống mới hoặc ghép giống mới, nhằm “trẻ hóa” vườn cây.

Giáo sư, tiến sĩ Ngô Ngọc Hưng-Trường đại học Cần Thơ đang thực hiện đề tài “Nghiên cứu giải pháp kỹ thuật cân đối dinh dưỡng và cơ cấu canh tác hợp lý cho vùng trồng bắp lai ở 3 xã Quốc Thái, Phú Hữu và Khánh An (huyện An Phú, An Giang).