Ớt a riêu hương vị của núi rừng

Nói về nguồn gốc của ớt a riêu, anh Alăng Trách (thôn A Sờ, xã Ma Cooih) kể, trước đây khi người dân đi rừng, đi rẫy phát hiện ra một loại ớt mọc hoang, trái rất nhỏ nhưng cay và mùi thơm đặc trưng. Anh nói: “Chúng tôi đã nhiều lần lấy hạt nhân giống nhưng đều không thành công.
Cây ớt vẫn phát triển bình thường, nhưng trái thì to hơn nhiều và vị hoàn toàn không giống cây ớt phát hiện ở rừng. Khi tìm hiểu, theo dõi thì thấy những con chim chào mào ăn những trái ớt mọc ở rừng, phân của chúng có hạt và mọc lên loại ớt này. A riêu trong tiếng Cơ Tu nghĩa là con chim chào mào. Cái tên ớt a riêu cũng xuất phát từ đó…”.
Thấy đây là một loại đặc sản của vùng cao, có thể mang lại kinh tế cho người dân địa phương, đầu năm 2014, ông Nguyễn Thanh Tân - Chủ tịch UBND xã Ma Cooih đã nhờ sự giúp đỡ của những cán bộ chuyên môn ở huyện tìm cách nhân giống ớt a riêu.
Ông Trần Quốc Trí - Tổ trưởng tổ hợp tác ớt a riêu là một trong những người đã tìm ra được cách nhân giống loại ớt này. Ông cho biết: “Nó cũng đơn giản như làm lúa giống vậy. Cứ theo chế độ 2 sôi, 3 lạnh (ngâm 2 lần nước sôi, 3 lần nước lạnh), hạt nào nổi lên thì vớt bỏ, những hạt ở dưới đáy có thể đem ra gieo giống. Trái ớt và hương vị của nó giống y như với những cây ớt ở rừng…”. Kinh nghiệm này đã được phổ biến cho bà con trong xã.
Đến nay đã có 3ha ớt trồng ở Ma Cooih. Tổ hợp tác ớt a riêu cũng ra đời với 15 hộ dân tham gia. “Để phát triển thành một vùng chuyên canh loại ớt này, cần phải có đầu mối tiêu thụ. Có như vậy mới giúp người dân phát triển kinh tế và thu hút họ vào tổ hợp tác. Điều đáng mừng là sản phẩm ớt a riêu đóng lọ đầu tiên đã thu hút được khách hàng. Nhiều khi khách hàng đặt mà chúng tôi vẫn không thể cung cấp đủ” - ông Tân cho biết.
Ông Trí cho biết thêm, hiện mỗi ký ớt a riêu tươi được tổ hợp tác thu mua với giá 180 nghìn đồng. Điều đặc biệt là cây ớt a riêu thường xuyên ra trái, cứ khoảng 20 ngày lại thu hoạch 1 lần, hầu như quanh năm. Mỗi lần thu hoạch xong chỉ cần vun lại gốc, bón thêm một ít phân hữu cơ chứ không cần đầu tư chăm sóc kỹ càng.
Ớt a riêu có thể trồng xen canh giữa vườn chuối, vừa tiết kiệm được diện tích vừa giúp cây sinh trưởng tốt do có bóng mát. “Điều đặc biệt là ớt a riêu chỉ trồng được ở vùng này, nếu đem đi nơi khác, cây vẫn phát triển bình thường nhưng trái ớt sẽ to hơn và không có hương vị đặc trưng. Đó là một lợi thế để người dân xã Ma Cooih xây dựng thương hiệu cho cây ớt. Thêm nữa, loại ớt này sau khi sơ chế (ngâm bằng nước muối), đóng chai và bảo quản bằng cách để trong tủ lạnh.
Ký gửi ở những quán ăn, nhà hàng lớn, dần dần chúng tôi đã tạo dựng được thương hiệu của ớt a riêu” - ông Trí nói. Được biết, một siêu thị ở Đà Nẵng đã đặt vấn đề với tổ hợp tác, hợp đồng cung cấp mỗi ngày 500 hộp ớt nhưng do chưa đủ số lượng nên tổ hợp tác tiếp tục đành phải… trì hoãn và xây dựng vùng chuyên canh để chủ động nguồn cung.
Có thể bạn quan tâm

Gia đình ông Hai có 1,3ha đất ruộng nhưng do giá cả, thị trường lúa hàng hóa bấp bênh nên gia đình thường “thiếu trước hụt sau”, lại phải chăm lo cho 3 người con ăn học. Do đó, khát vọng làm giàu trên chính “mảnh vườn, thửa ruộng” của mình luôn thôi thúc trong ông. Thế là năm 2006, ông Hai tự nguyện tham gia làm hội viên Hội Nông dân với mong muốn học hỏi các mô hình sản xuất hiệu quả nhằm thay đổi kinh tế gia đình.

Nhằm đa dạng hóa cơ cấu vật nuôi góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, tháng 4/2014, Hội Nông dân TP. Điện Biên Phủ đã triển khai thực hiện mô hình thí điểm nuôi gà lai Đông Tảo trên địa bàn 5 phường: Tân Thanh, Mường Thanh, Him Lam, Noong Bua, Thanh Bình với số lượng 1.250 con gà cho 70 hộ dân. Sau hơn 2 tháng triển khai, bước đầu mô hình đã đem lại hiệu quả thiết thực.

Tương tự, tại huyện Tân Phước (Tiền Giang) - địa bàn có diện tích khóm lớn nhất ĐBSCL với hơn 14.000ha, giá khóm hiện chỉ dao động ở mức 1.000 đồng/kg, giảm mạnh so với mức giá 3.000 - 3.500 đồng/kg cuối tháng trước, do đang vào thu hoạch vụ chính.

Với xuất phát điểm thấp, các ngành nghề công nghiệp nông thôn (CNNT) tỉnh Hậu Giang còn lạc hậu so với các địa phương khác. Cả tỉnh có trên 4.224 cơ sở CNNT, nhưng đa số hoạt động nhỏ lẻ, manh mún, thiếu liên kết trong sản xuất - tiêu thụ. Do vậy, công nghiệp nông thôn vẫn loay hoay chưa tìm ra chỗ đứng.

Trong sản xuất nông nghiệp, ông cha ta vẫn truyền nhau kinh nghiệm: "Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống" đó là những điều kiện không thể thiếu để đạt năng suất cao.